Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có người lại bảo: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đền chưa chắc đã rạng”. Em hãy viết một bài văn bày tỏ quan điểm của em.
MB: Giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” và trường hợp sử dụng câu tục ngữ này: khi muốn ai đó xa lánh những điều xấu, thói hư; tiếp cận với những điều hay lẽ phải.
– Nêu ý kiến trái ngược với quan điểm của câu tục ngữ: có người lại cho rằng gần mực chưa hẳn đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
TB: 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– Nghĩa đen: mực đen nên gần mực sẽ bị ảnh hưởng và trở nên đen giống mực, ngược lại, nếu gần đèn sẽ trở nen sáng (rạng).
– Nghĩa bóng: nếu mình gần người xấu, mình sẽ trở nên xấu, nếu gần người tốt mình sẽ trở nên tốt.
Advertisements (Quảng cáo)
– Ý nghĩa của câu tục ngữ: con người chịu ảnh hưởng của môi trường sống, sống trong môi trường như thế nào thì con người sẽ trở nên như vậy.
2. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng thực tế:
– Những người lớn lên trong gia đình văn hóa thấp dễ trở nên hư hỏng, thiếu văn hóa; những người lớn lên trong gia đình văn hóa sẽ trở thành những người tốt, có văn hóa.
Advertisements (Quảng cáo)
– Những học sinh học tập trong môi trường lớp học yếu kém, mất đoàn kết dễ trở nên lười nhác, hư hỏng, bị lôi kéo vào những trò xấu; những học sinh học taaoj trong môi trường lớp học có tinh thần đoàn kết, phong trào học tập tốt sẽ được cuốn hút vào phong trào của tập thể dễ trở nên học tốt, có tinh thần đoàn kết, yêu thương tương trợ lẫn nhau…
3. Mở rộng câu tục ngữ:
– Câu tục ngữ đã phản ánh một thực tế trong đời sống xã hội nhưng còn mang tính cực đoan.
– Cũng có những trường hợp gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng:
+ Có những người lớn lên trong gia đình mà bố mẹ trình độ văn hóa thấp nhưng nhờ nỗ lực, cố gắng vươn lên mà họ học giỏi, có trình độ văn hóa cao (và ngược lại).
+ Có những học sinh học tập trong môi trường lớp học có nhiều học sinh yếu nhưng vẫn cố gắng tự học, tránh xa cái xấu và trở thành học sinh giỏi (và ngược lại, đó là những “con sâu làm rầu nồi canh”,là những người thiếu bản lĩnh, dễ bị rủ rê, lôi kéo),…
KB: Cần chọn bạn mà chơi, trong nhiều tình huống cần biết giữ vững lập trường để vươn lên sống tốt. Mặt khác, cần tự nâng cao giá trị bản thân, trở thành ngọn đèn chiếu sáng cho những người khác.