Đáp án chi tiết đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm học 2019 – 2020, mời các em cùng tham khảo tại đây.
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
– Bẩm … quan lớn… đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
– Đê vỡ rồi !… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !
Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
– Dạ, bẩm…
– Đuổi cổ nó ra !”
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
…………………………………………………………………………………
2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm … quan lớn… đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?
…………………………………………………………………………………
3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?
…………………………………………………………………………………
Câu 2 (2 điểm):
Advertisements (Quảng cáo)
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.
Câu 3 (5 điểm): Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo truyền thống đạo lý tốt đẹp: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Đáp án
Câu 1(3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” (0,5 điểm) Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0,5 điểm)
Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm … quan lớn… đê vỡ mất rồi !” có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn… của nhân vật. (1,0 điểm)
Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?(1,0 điểm)
Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan “lòng lang dạ thú”. Ngay bên bờ tai họa của nhân dân, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình. Kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt.
Câu 2(2 điểm):
Advertisements (Quảng cáo)
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.
Hình thức: Trình bày đúng hình thức đoạn văn(0,5)
Nội dung:
+ Người dân đang ở trong một tình cảnh vô cùng đáng thương, tội nghiệp đối diện với cảnh đê vỡ, tính mạng hàng trăm nghìn con người đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. (0,5)
+ Họ đã cố hết sức để hộ đê nhưng dường như trời không chiều theo lòng người. (0,5)
+ Tác giả đã bộc lộ tấm lòng cảm thương sâu sắc trước tình cảnh của người dân tội nghiệp(0,5)
Câu 3 (5 điểm):
Nhân dân ta thường nói:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
a.Mở bài: (0,75)
– Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh
– Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù
– Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”
b.Thân bài:
Luận điểm giải thích: (0,5)
“Một cây không làm nên non, nên núi cao”
– Ba cây làm nên non, nên núi cao
– Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.
Luận điểm chứng minh: (3)
Kết bài: (0,75)
– Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc