I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Loài nào sau đây thường bám vào người và động vật để hút máu ?
A. Rươi B. Đỉa
C. Giun đỏ D. Giun đất
Câu 2. Khi sống trong cơ thể người, giun đũa gây nên hậu quả gì ?
A. Tắc ruột, tắc ống mật
B. Hút chất dinh dưỡng của người
C. Sinh ra độc tố
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với trùng sốt rét:
A. Có chân giả
B. sống tự do ngoài thiên nhiên
C. Kích thước nhỏ hơn hồng cầu
D. Kí sinh ở thành ruột người
Câu 4. Giun đất có thể đào đất sâu tới bao nhiêu mét (m) ?
A. 5m B. 8m
C. 4m D. 6m
Câu 5. Trùng kiết lị kí sinh trong cơ thể người ở:
Advertisements (Quảng cáo)
A. Gan B.Tuỵ
C. Thành ruột D. Câu A và B đúng
Câu 6. Giun tròn khác giun đốt ở đặc điểm nào ?
A. Cơ thể hình trụ
B. Thuôn hai đầu
C. Sống kí sinh hay tự do
D. Không có đốt
Câu 7. Loại tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ cho ruột khoang là:
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào gai
C. Tế bào hình túi
D. Tế bào hình sao
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 8. Bên ngoài cơ thể của giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất:
A.Đá vôi B. Kitin
C. Cuticun D. Dịch nhờn
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. Trong số các đặc điểm chung của giun tròn, đặc điểm nào dễ nhận biết chúng nhất?
2. Đặc điểm chung của ngành Giun đốt.
3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của trùng roi với thực vật ?
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
X |
|
|
X |
|
|
X |
|
C |
|
|
X |
|
X |
|
|
X |
D |
|
X |
|
|
|
X |
|
|
II.TỰ LUẬN (6đ)
1: Trong số các đặc điểm chung của giun tròn, đặc điểm dễ nhận biết chúng nhất là: Cơ thể hình trụ thuôn dài 2 đầu
2. * Đặc điểm chung của ngành Giun đốt:
– Giun đốt (gồm: giun đất. rươi, đỉa, giun đỏ…) đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống. Giun đốt có chung đặc điểm như:
– Cơ thể phân đốt
– Cơ thể xoang
– Ống tiêu hoá phân hoá
– Bắt đầu có hệ tuần hoàn
– Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
– Hô hấp qua da hay mang.
– Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của trùng roi với thực vật.
* Giống nhau:
Tế bào có chứa hạt diệp lục —> khả năng tự dưỡng.
* Khác nhau:
Trùng roi |
Thực vật |
– Tế bào động vật – Tự di chuyển được – Cùng là sinh vật dị dưỡng |
– Tế bào thực vật – Không tự di chuyển được – Sinh vật tự dưỡng. |