I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời
1: Trên đỉnh cột cờ, người ta dùng máy cơ đơn giản nào để có thể kéo lá cờ từ dưới lên trên?
A. Đòn bẩy.
B.Thang.
C.Ròng rọc.
D.Mặt phẳng nghiêng.
2: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?
A. Lỏng, rắn, khí.
B.Rắn, khí, lỏng.
C.Lỏng, khí, rắn.
D.Rắn, lỏng, khí.
3: Hai chiếc li xếp chồng lên nhau, lâu ngày sẽ bị dính chặt lại. Để tách chúng ra, người ta thường dùng biện pháp nào sau đây?
A. Đổ nước nóng vào li trong.
B.Hơ nóng li ngoài.
C.Bỏ cả hai li vào nước nóng.
D.Bỏ cả hai li vào nước lạnh.
4. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Đốt một ngọn đèn dầu.
B.Đúc một cái chuông đồng.
C.Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
D.Đốt một ngọn nến.
5: Khi nói về nhiệt độ trong quá trình đông đặc, câu kết luận nào đúng?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Nhiệt độ đông đặc lớn hơn nhiệt độ nóng chảy. | B.Nhiệt độ đông đặc nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy. |
C.Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy. | D.Nhiệt độ đông đặc lớn hơn rất nhiều nhiệt độ nóng chảy. |
6: Việc sản xuất muối từ nước biển đã ứng dụng hiện tượng
A. Ngưng tụ.
B.Bay hơi.
C.Đông đặc.
D.Nóng chảy.
II. PHẦN TỰ LUẬN
7: So sánh sự giống và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
8: Tính 400C ứng với bao nhiêu 0F ?
9:a, Điền vào nội dung còn thiếu trong sơ đồ sau:
b, Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Advertisements (Quảng cáo)
c, Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá?
10:
Hình vẽ bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây.
a. Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy?
b. Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao nhiêu phút?
c. Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | D | B | A | C | B |
7. * Giống nhau: Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
* Khác nhau:
– Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau; các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
– Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
8. 400C = 00C + 400C = 320F + (40.1,8)0F = 320F + 720F = 1040F
9. a, (1) Sự nóng chảy
(2) Sự đông đặc
(3) Sự bay hơi
(4) Sự ngưng tụ
b, Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
c, Khi trồng chuối hay trồng mía ta phải phạt bớt lá để làm giảm diện tích mặt thoáng của lá, nhờ đó hạn chế sự bay hơi nước qua lá, cây giữ nước được lâu hơn (giúp dễ sống và đâm chồi mới).
10. a, Nước đá bắt đầu nóng chảy ở 00C
b, Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài 3 phút (từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 )
c, Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian từ phút thứ 0 đến phút thứ 1.