Trang Chủ Lớp 6 Bài tập SGK lớp 6

Bài 36 tổng kết về cây có hoa (tiếp theo): Giải bài 1,2,3 trang 121 Sinh lớp 6

Bài 36 Chương 7 sinh 6: Giải bài 1,2,3 trang 121 SGK Sinh 6: Tổng kết về cây có hoa (tiếp theo).

Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi. Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh.

Bài 1: Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?

Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to, xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.


Bài 2: Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường.

Advertisements (Quảng cáo)

Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh… thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).

Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.


Bài 3: Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ.

Advertisements (Quảng cáo)

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy…) như sau:

–    Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

Advertisements (Quảng cáo)