Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân-nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Chúng ta cần tăng cường rèn luyện thân thể để tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.
Bài 1: Trình bày cơ chế điều hòa thân-nhiệt trong các trường hợp : Trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 2: Hãy giải thích các câu: trời nóng chống khát, trời rét chóng đói và + rét run cầm cập.
– Khi trời rét, một phản xạ khác được thực hiện đó là sự tăng cường quá trình chuyển hóa để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: trời rét chống đói
– Khi trời nóng, môi trường thông thoáng, có gió, độ ẩm không khí thấp, thì cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, mồ hơi bay hơi sẽ lấy đi 1 lượng nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chống khát
– Khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
Bài 3: Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý đến những điểm gì?
– Đi nắng cần đội mũ
– Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao
– Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
– Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân: không ngồi nơi hút gió
– Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
– Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.