Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

Đề môn văn lớp 8 cuối học kì 1: Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?;  Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định … trong Đề môn văn lớp 8 cuối học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây: 

1. (1.0đ)

Cho đoạn trích sau:

“ …Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ…”

a) Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định.

2. (2.0đ)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) thuyết phục một người thân của mình không hút thuốc lá.

3. (2.0đ)

a) Trình bày cách nối các vế trong câu ghép.

b) Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau:

– Nếu… thì…

– Càng… càng…

4. (5.0đ) Thuyết minh về chiếc bàn học của em.

Advertisements (Quảng cáo)


1. a. – Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá

– Tác giả: Nguyễn Khắc Viện

b. – Ý nghĩa: Thuốc lá là một thứ ôn dịch dễ dàng lây lan, gây những tổn hại to lớn đến sức khỏe và tính mạng con người. Bởi vậy chúng ta cần phải có quyết tâm cao và triệt để hơn nữa phòng chống ôn dịch.

2. – Trình bày khái niệm thuốc lá

– Những chất độc hại có trong thuốc lá: Nicotine, các chất gây kích thích, gây nghiện, gây cản trở quá trình vận chuyển oxi trong máu, gây ung thư.

– Những tác hại của thuốc lá: gây tổn thương da, nướu, răng, ảnh hưởng đến tim, ung thư phổi

– Gửi gắm thông điệp tuyên truyền không sử dụng thuốc lá.

3.  Có hai cách nối các vế câu:

Advertisements (Quảng cáo)

– Dùng những từ có tác dụng nối:

+ Nối bằng một quan hệ từ; nối bằng một cặp quan hệ từ;

+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).

– Không dùng từ nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

b) Học sinh đặt chính xác 02 câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau: nếu… thì…; càng… càng…,

Ví dụ:

– Nếu hôm nay trời mưa thì chúng ta sẽ nghỉ học thể dục

– Trời mưa càng to đường càng lầy lội

4. A.  Yêu cầu chung:

 1. Phương thức: Văn thuyết minh

 2. Nội dung: Thuyết minh về chiếc bàn học của em

B. Yêu cầu cụ thể:

Nội dung kiến thức:

a. Mở bài:

    Giới thiệu chung về chiếc bàn học của em.

b. Thân bài:

– Giới thiệu sơ lược về nguồn gốc chiếc bàn học: Xuất hiện từ xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học ra đời, theo thời gian trải qua nhiều giai đoạn, nhiều quá trình con người đã thiết kế ra được chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt của con người.

– Trình bày các loại bàn học.

– Giới thiệu hình dáng, kích thước, cấu tạo, màu sắc của bàn học.

– Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản chiếc bàn học.

c. Kết bài:

Nêu suy nghĩ của em về chiếc bàn học.

Advertisements (Quảng cáo)