Bài 27 chương 5 – Giải bài 1,2,3,4 trang 89 SGK Sinh 8
Nhờ cấu tạo đặc biệt của dạ dày nên thức ăn xuống đây được làm nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị, loại thức ăn prôtêin được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin. Thức ăn được tiêu hóa ở đây từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non.
Bài 1: Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào ?
Ở dạ dày có diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau :
Advertisements (Quảng cáo)
– Tiết dịch vị.
– Biến đổi lí học của thức ăn.
– Biến đổi hóa học của thức ăn.
– Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.
Bài 2: Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?
Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau :
– Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị) giúp hòa loãng thức ăn.
– Sự phối hợp cơ của các lớp cơ dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
Bài 3: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?
Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :
– Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu. khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
– Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin).
Bài 4: Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin.