Trang Chủ Lớp 8 Bài tập SGK lớp 8

Tiêu hóa ở ruột non (Bài 1,2,3,4 trang 92 môn sinh 8)

Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột, nên ở ruột non có đủ các loại enzin phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, glexêrin và axit béo, axit amin).

Bài 1: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ?

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).


Bài 2: Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu-hóa ở ruột-non ?

Những loại chất trong thức ăn còn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là gluxit (tinh bột, đường đôi), prôtêin, lipit.


Bài 3: Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu-hóa ở ruộtnon là gì ?

Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu-hóa ở ruột-non là : đường đơn 6 cacbon, các axit amin, axit béo và glixêrin, các vitamin, các muối khoáng.


Bài 4: Một người bị triệu chứng thiếu axil trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau :

Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức án sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn? thức ăn sẽ khống đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

Advertisements (Quảng cáo)