I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Lớp lưỡng cư gồm những động vật nào? Sống ở đâu ?
A. Gồm các động vật như ếch, nhái, ngóe, cóc…
B. Nơi sống: ở cạn
C. Nơi sống vừa ở nước vừa ở cạn
D. Cả A và C đều đúng.
2. Bộ có vảy gồm những đại diện nào ?
A. Thằn lằn, ba ba
B. Cá sấu, rắn
C. Thằn lằnn, rắn ráo
D. Cá sấu, rùa vàng
3. Ở bồ câu, máu đi nuôi cơ thể là máu gì ?
A. Đỏ tươi
B. Đỏ thẫm
C. Đỏ tươi và máu pha
D. Cả A, B đều đúng.
Advertisements (Quảng cáo)
4. Thú móng guốc được xếp vào bộ Guốc lẻ là:
A. Lợn, bò, ngựa
B. Bò, ngựa
C. Tê giác, ngựa, la, lừa
D. Voi, hươu
2.. Ghép những đặc điểm cấu tạo ở cột B sao cho phù hợp với tên lớp ở cột A rồi ghi vào phần trả lời:
Tên lớp (A) |
Đặc điểm cấu tạo (B) |
Trả lời |
1. Lưỡng cư |
a. Phổi lớn có nhiều túi phổi |
1……… |
2. Bò sát |
b. Da trần phù chất nhầy, ẩm, dề thấm khí |
2…….. |
3. Chim |
c. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu |
3…… |
4. Thú |
d. Phổi có mạng ống khí thông với túi khí |
4…… |
3.. Lựa chọn những cụm từ sau: cơ hoành, biến thái, buồng trứng phải,
trực tiếp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
1. Thằn lằn mới nở đã biết tự kiếm mồi – phát triển
2. Sự phát triển của ếch trải qua giai đoạn……
3. Chim bồ câu mái không có…………
Advertisements (Quảng cáo)
4. Ở thú bắt đầu xuất hiện……… tham gia vào hô hấp.
II. TỰ LUẬN (7đ)
1. Đặc điểm chung của lớp chim ?
2. Hãy phân biệt bộ thú huyệt và bộ thú túi về đặc điểm cấu tạo và tập tính cho con bú.
3. Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú.
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1.
1 |
2 |
3 |
4 |
D |
C |
A |
C |
2. 1 . b; 2. c; 3. d ; 4. a
3. 1. Trực tiếp 2. Biến thái
3. Buồng trứng phải 4. Cơ hoành
II. TỰ LUẬN (7đ)
1. Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và những điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung sau:
– Mình có lông vũ bao phủ
– Chi trước biến đổi thành cánh
– Có mỏ sừng
– Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
– Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
– Là động vật hằng nhiệt.
– Trứng lớn, có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
2. Phân biệt bộ Thú huyệt và bộ Thú túi về đặc điểm cấu tạo và tập tính cho con bú:
|
Bộ thú huyệt |
Bộ thú túi |
Tập tính cho con bú. |
Con non ép mỏ vào bụng thú mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.Thú mỏ vịt con bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hoà lẫn trong nước. |
Con sơ sinh rất bé (bằng hạt đậu), không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng thú mẹ. Tuyến sữa của vú tự tiết và tự chảy vào miệng thú con. |
Đặc điểm cấu tạo. |
Sống vừa ở nước vừa ở cạn, đẻ trứng. Có mỏ giống mỏ vịt, dẹp. bộ lông rậm, mịn, không tlìấm nước, chân có màng bơi. |
Sống ở đồng cỏ rộng, cao tới 2 mét. có chi sau lớn khoẻ, nhảy xa, vú có tuyến sữa |
3. Minh họa bằng những ví dụ cụ thề về vai trò của thú:
– Cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung của hươu nai, xương (hổ, gấu…). mật gấu.
– Nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hồ, báo…), ngà voi, sừng (tê giác, trâu, bò…), xạ hương (tuyến xạ hươu xạ, cầy giông, cầy hương)
– Vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ…)
– Thực phẩm: gia súc (lợn, bò, trâu…)
– Cung cấp sức kéo quan trọng: trâu, bò, ngựa, voi…
– Nhiều loài thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng,… có ích vì đã tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.