Trình bày ý kiến của em về quan niệm đạo lí của người xưa trong bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
MB:
– Ca dao xưa có một nội dung rất phong phú và đạm đà tình cảm, đó là mảng ca dao về tình nghĩa gia đình: tình nghĩa ông bà, cha mẹ, anh em, vợ chồng…
– Trong đó có bài:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Advertisements (Quảng cáo)
TB:
1. Giải thích ý nghĩa của bài ca dao:
– Núi Thái Sơn là ngọn núi to lớn, cao nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc. Người xưa lấy làm hình ảnh tượng trưng cho công cha.
Công cha, nghĩa mẹ…
– Công cha như núi Thái Sơn là công ơn cha vô cùng to lớn và trường tồn. Cha là trụ cột gia đình, trụ cột ấy vững vàng như trái núi.
– Bằng sự mạnh mẽ của người, cha che chở cho cả nhà, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất cho con cái.
– Nước trong nguồn là ngọn nước vô tận, không bao giờ vơi cạn, nó đổ ra suối, ra sông, ra biển bao la.
Advertisements (Quảng cáo)
– So sánh nghĩa mẹ với nước trong nguồn chảy ra là sự so sánh không gì chính xác bằng. Tấm lòng của mẹ thương con có bao giờ ngưng lại.
– Nước trong nguồn cũng là thứ nước tinh khiết ngọt ngào như dòng sữa mẹ nuôi ta, như tình mẹ dịu dàng, trong sáng theo ta suốt cả đời.
– Một lòng thờ mẹ kính cha: “một lòng” là trước sau như một, dù trong bất kì hoàn cảnh nào tấm lòng thờ mẹ, kính cha cũng không hề thay đổi; “một lòng” còn là dốc trọn tấm lòng, không một chút nề hà trong việc thờ phụng cha mẹ.
– Đạo làm con là “tròn chữ hiếu” nghĩa là trọn vẹn, không được khiếm khuyết mặt nào.
2. Khẳng định nội dung đạo lí trong câu ca dao đó là hoàn toàn đúng với mọi thời đại.
– Gia đình là tế bào của xã hội, có gia đình mới có xã hội, câu ca dao lại nói đến nền tảng đạo lí để gia đình tồn tại vững bền. Nó khẳng định công lao to lớn của cha mẹ, để mọi người không thể quên trách nhiệm làm con.
– Con cái do cha mẹ sinh ra, do cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục, mới nên người. Tình mẫu tử, phụ tử vì thế là thiêng liêng nhất trong các thứ tình cảm con người.
– Cha mẹ lại là người hi sinh hết lòng vì con cái, vất vả, cực nhọc, thậm chí khi cần sẽ là người đầu tiên đem cả tính mạng mình đổi lấy sự bình yên cho con. Vậy mà, họ không bao giờ kể công.
3. Bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
– Công lao của cha mẹ to lớn như vậy, con cái phải suốt đời nhớ ơn cha mẹ, biểu hiện trước hết là lòng kính trọng tôn thờ cha mẹ.
+ Khi còn nhỏ tuổi là thái độ vâng lời, đi xin phép về thưa gửi, khi đã lớn phải tôn trọng lời cha mẹ dạy bảo, suy nghĩ và tiếp thu.
+ Khi còn bé cũng như khi đã trưởng thành lỡ gặp lúc cha mẹ nóng giận hãy im lặng nín nhịn, gặp điều gì ấm ức phải lễ phép trình bày sau.
Khi nhỏ cũng phải biết giúp đỡ việc nhà cho cha mẹ bớt phần mệt nhọc. Biết ân cần chăm sóc cha mẹ theo khả năng của mình lấy tăm, nước uống mời cha mẹ sau bữa ăn, tặng hoa cho mẹ nhân sinh nhật, săn sóc, thăm hỏi khi cha mẹ mệt…
Khi đã trưởng thành phải luôn phụng dưỡng cha mẹ già đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt chăm lo cho sức khỏe, chăm sóc chu đáo, an ủi tận tình khi cha mẹ ốm đau. Luôn giữ không khí gia đình hòa thuận để cha mẹ được an hưởng tuổi già.
KB:
– Bài ca dao được muôn đời truyền tụng vì đã nêu lên một quan niệm đạo đức vô cùng đúng đắn.
– Ngày nay nội dung bài ca dao vẫn còn nguyên vẹn giá trị trong sự nghiệp xây dựng con người mới, xã hội mới ngày càng văn minh, hạnh phúc.