CHƯƠNG 3 – HÌNH HỌC Hình tam giác: Đáp án và Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 86 SGK Toán 5: Hình tam giác
Tóm tắt lý thuyết:
Hình tam giác ABC có:
– Ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh Bc.
– Ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
– Ba góc là:
Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (gọi tắt là góc A);
Góc đỉnh B, cạnh BA và BC (gọi tắt là góc B);
Góc đỉnh C, cạnh AC và CB (gọi tắt là góc C)
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 1: Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác dưới đây:
Hình 1. Ba góc là góc A, góc B, góc C
Ba cạnh là AB, AC, BC
Hình 2. Ba góc là : góc D, góc E, góc G
Ba cạnh là: DE, DG, EG
Hình 3. Ba góc là: góc M, góc K, góc N
Ba cạnh là MK, MN, KN.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 2 trang 86: Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây:
Giải: Hình 1: Đáy AB, đường cao CH
Hình 2. Đáy KG, đường cao DK
Hình 3. Đáy PQ, đường cao MN
Bài 3: So sánh diện tích của:
a) Hình tam giác AED và hình tam giác EDH.
b) Hình tam giác EBC và hình tam giác EHC.
c) Hình chữ nhật ABCD và hình tam giác EDC.
Đáp án: a) Diện tích tam giác AED= Diện tích tam giác EDH.
b) Diện tích tam giác EBC= Diện tích tam giác EHC
c) Diện tích hình chữ nhật ABCD = 2 lần diện tích tam giác EDC.