Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Lý:  Biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố nào?

Biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố nào?; Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? … trong Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Lý. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. Trắc nghiệm (4đ)

1. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì

A. Máy bay đang chuyển động.
B. Người phi công đang chuyển động.
C. Sân bay đang chuyển động.
D. Máy bay và người phi công đang chuyển động.

2. Biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố sau:

A. Phương và chiều của lực
B. Độ lớn, phương và chiều của lực
C. Điểm đặt, phương và chiều của lực
D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

3. Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
D. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.

4. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.

5. Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?

A. Người đứng cả hai chân.
B. Người đứng co một chân.
C. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
D. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.

6. Áp suất có đơn vị đo là

A. Paxcan     B. N/m3     C. N.m2       D. N

Advertisements (Quảng cáo)

7. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

8. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ

A. Bằng trọng lượng của vật.
B. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.
C. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.

II. TỰ LUẬN: (6,0đ)

9. (1,0đ) Viết công thức tính áp suất chất lỏng, nêu tên của từng đại lượng và đơn vị của các đại lượng đó.

1.0: (3,0đ) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m hết 25s rồi mới dừng hẳn.

a) Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường.

b) Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường.

Advertisements (Quảng cáo)

1.1: (2,0đ) Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.

a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước

b) Tính thể tích của vật.


I. TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4
Đáp án C D B D
Câu 5 6 7 8
Đáp án C A C A

II. TỰ LUẬN: (6,0đ)

9. p = d.h

Trong đó:

p: Áp suất chất lỏng (N/m2)

d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

h: Độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m)

1.0: Vận tốc trung bình trên đoạn đoạn đường đầu là:

\({v_{tb1}} = \dfrac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{100}}{{25}} = 4\left( {m/s} \right)\)

Vận tốc trung bình trên đoạn đoạn đường thứ 2 là:

\({v_{tb2}} = \dfrac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{50}}{{25}} = 2\left( {m/s} \right)\)

Vận tốc trung bình cả quãng đường là:

\({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{100 + 50}}{{25 + 25}} = 3\left( {m/s} \right)\)

1.1: a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước:

\(FA = P – F = 4,8 – 3,6 = 1,2 (N)\)

b) Thể tích của vật bằng thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ

\( FA = d.V\) \(\Rightarrow V = \dfrac {FA}{d} =\dfrac{ 1,2}{10000} = 0,00012\) (m3)

Advertisements (Quảng cáo)