Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

Đề kiểm tra học kì 1 SBT Sử 8: Cho biết ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Đề kiểm tra học kì 1 SBT Sử lớp 8. Giải bài 1,2,3 và trả lời các câu hỏilí thuyết trang 83 SBT Lịch sử 8. hận xét nội dung “ Chính sách mới” của Ru-dơ-ven.; Cho biết ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917…?

Bài 1

Câu 1. Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

– Đối với nước Nga: Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền; thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
– Đối với quốc tế: Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới.

=> Đây là biến cố lịch sử trọng đại nhất ở thế kỉ XX để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước


Bài 2: Nhận xét nội dung “ Chính sách mới” của Ru-dơ-ven.

Advertisements (Quảng cáo)

– Chính phủ đã đặt ra những đạo luật, thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với đời sống kinh tế của nước Mĩ để điều hoà việc lưu thông hàng hoá, khôi phục sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội.

–  Điểm đáng lưu ý nhất trong Chính sách mới là các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Nó quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Advertisements (Quảng cáo)

– Chính sách mới đã khắc phục được sự phát triển tự do chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu của nước Mĩ trước đó. Nước Mĩ từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.


Bài 3: Câu 3. Trình bày những nét chung về phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á giữa hai cuộc Chiến Tranh thế giới (1918-1939) và nêu nhận xét.

 Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực : Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.

Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 – 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước, Ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên  nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.

Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

Advertisements (Quảng cáo)