Đề bài: Em hãy phân tích ngắn gọn những ý chính của đoạn trích ‘Đánh nhau với cối xay gió’
MB:
– Giới thiệu ngắn tác giả Xéc-van-tét và tác phẩm Đôn-Ki-hô-tê.
– Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” nói lên sự ngông cuồng của Đôn Ki-hô-tê đồng thời nói lên sự tương phản giữa hai thầy trò họ. Họ có những điểm chênh lệch khập khiễng, nhưng lại có ý nghĩa bổ sung cho nhau để hoàn thiện hình ảnh một con người anh hùng, thượng võ, sẵn sàng xả thân dẹp nỗi bất bình trong xã hội. Nhưng mặt chủ yếu tác giả chế nhạo đả kích loại tiểu thuyết hiệp sĩ nhảm nhí, hoang đường xuất hiện dưới bầu trời châu Âu thời cổ.
TB:
1. Chân dung hai nhân vật chính
– Về nguồn gốc, Đôn-Ki-hô-tê là một nhà quý tộc nghèo, vì quá say mê giang hồ. Còn Xan-chô Pan-xa vốn là một nông dân cục mịch làm theo giám mã cho nhà quý tộc.
– Về hình dáng nhân vật và vật cưỡi, nếu Đôn Ki-hô-tê gầy guộc và cao lênh khênh, cưỡi con ngựa còm mà chàng gọi là chiến mã Rô-xi-na-tê thì Xan-chô Pan-xa béo lùn, cưỡi một con lừa.
2. Suy nghĩ, hành động và ngôn ngữ của hai nhân vật.
Advertisements (Quảng cáo)
– Suy nghĩ và hành động của hai nhân vật khi gặp những chiếc cối xay gió:
+ Đôn Ki-hô-tê cho rằng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ hung tợn, có những cánh tay dài, có cái tới gần hai dặm.
+ Xan-chô Pan-xa hiểu biết đúng đắn về sự vật, nói cho ông chủ biết đó là những cối xay gió và giải thích các bộ phận, cách vận hành: cái vật trông giống những cánh tay là cánh quạt, khi có gió chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong.
+ Bất chấp lời can ngăn của Xan-chô Pan-xa, nhà hiệp sĩ chẳng buồn quan sát, thúc ngựa phi thẳng tới cối xay gió gần nhất… đâm mũi giáo vào chiếc cối đang có cánh quạt đang xoay để cuối cùng cả người lẫn ngựa ngã chồng kềnh ra đất.
Đôn Ki-hô-tê lại tiếp tục lí giải rằng do thâm thù, lão pháp sưu Phơ-ra-xton đã biến những tên khổng lồ này thành những cối xay gió để tước của ta phần vinh quang chiến thắng.
– Quan niệm của mỗi người trước nỗi nguy nan đau đớn:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Đôn Ki-hô-tê dù đã bị ngã như trời giáng, vẫn không kêu đau vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương cũng không được rên rỉ, dù có bị thủng ruột đi chăng nữa.
+ Xan-chô Pan-xa cho rằng bị đau phải được rên la, chỉ cần bị gai đâm là phải kêu ngay.
– Việc ăn, việc ngủ:
+ Đôn Ki-hô-tê bắt chước các hiệp sĩ giang hồ, tỏ ra không quan tâm đến việc ăn, ngủ. Chàng thức cả đêm để nghĩ tới người yêu. Chàng cũng không ăn sáng vì nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.
+Trái lại, Xan-chô Pan-xa ăn uống thoải mái, rượu tu một hơi ngon lành và sau khi no say, làm một giấc đến sáng.
– Cách ăn nói:
+ Ngôn ngữ của Đôn Ki-hô-tê đầy vẻ cao ngạo (quét sạch cái giống xấu xa khỏi trái đất), tiêm nhiễm giọng điệu kiếm hiệp (có ta là hiệp sĩ một thương một mã đọ sức với bọn ngươi đây… ta sẽ lập những chiến công phi thường), ra vẻ anh hùng (có bị thương cũng không được rên rỉ…).
+ Lời lẽ của Xan-chô Pan-xa tuy trang trọng, (xin ngài hãy coi chừng… nếu vậy tôi không dám có ý kiến) nhưng không kém phần trào lộng (trừ phi kẻ nào có đầu óc cũng quay cuồng như cái cối xay vậy).
3. Tính cách của hai nhân vật.
Bài văn nêu bật những nét tính cách tương phản giữa chàng hiệp sĩ và người giám mã. Suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê tuy điên rồ nhưng vẫn có điểm đáng mến là xả thân vì hành động rất thực tế và có lợi cho bản thân.
Sự tương phản giữa tính cách hai nhân vật đã bổ sung nhau, làm cho bức tranh miêu tả vừa hài hước, vừa gây ấn tượng sâu sắc, thú vị cho người đọc.
KB:
Đằng sau những câu văn, dòng chữ của đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”, chúng ta luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Nhưng đằng sau nụ cười chế giễu lại là sự đề cao của nhà văn đối với nhân vật Đôn Ki-hô-tê về một tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực yêu đời, có tính nhân vật trong một chừng mực nhất định.