Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2018 – 2019 lớp 7 môn Sinh trường TH, THCS, THPT Trịnh Hoài Đức, tỉnh Đồng Nai có đáp án chi tiết.
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐỒNG NAI KIỂM TRA HỌC KỲ I (NH:2018-2019)
TRƯỜNG TH, THCS, THPT MÔN: SINH HỌC–KHỐI: 7
TRỊNH HOÀI ĐỨC Thời gian làm bài 45 phút
Phần trắc nghiệm
1: Loài nào sau đây không thuộc động vật nguyên sinh?
a. Trùng đế giày c. Kiến
b. Trùng biến hình d. Trùng roi xanh
2: Mực tự vệ bằng cách nào:
a. Làm to cơ thể c. Phun túi mực
b. Bỏ chạy d. Đứng yên.
3: Côn trùng phát triển qua mấy giai đoạn:
a. 1 c. 3
b. 2 d. 4
4: Bộ phận nào làm tôm có màu đỏ khi luộc:
a. Râu c. Càng
b. Chân d. Lớp vỏ
5: Cá chép không có vây nào:
a. Vây ngực c. Vây lưng
b. Vây đầu d. Vây bụng
6: Loài nào sau đây không thuộc ngành ruột khoang
a. San hô c. Mực
b. Thủy tức d. Hải quỳ
7: Ngọc trai được tạo thành nhờ bộ phận nào?
a. Lớp vỏ đá vôi c. Lớp vỏ xà cừ
b. Lớp sừng d. Lớp thịt.
Advertisements (Quảng cáo)
8: Sán lá gan lây truyền qua con đường nào?
a. Ăn uống c. Tiếp xúc
b. Hô hấp d. Máu
9: Loài nào không thuộc chân khớp?
a. Tôm c. Nhện
b. Châu chấu d. Ốc sên
10: Vì sao cá ngủ không nhắm mắt?
a. Không có mí mắt c. Không thích
b. Phát hiện kẻ thù d. Phát hiện con mồi
11: Biện phát phòng bệnh kiết lị:
a. Không nắm tay nhau. c. Không dùng chung đồ cá nhân
b. Không ăn đồ ngọt. d. Ăn chín uống sôi
12: Đĩa có ứng dụng trong:
a. Chế biến thực phẩm c. Y học
b. Dùng làm vật nuôi d. Trang trí.
13: Loài ruột khoang nào có giá trị thực phẩm.
Advertisements (Quảng cáo)
a. San hô c. Hải quỳ
b. Thủy tức d. Sứa
14: Nuôi kiến vàng ở vườn cam để làm gì?
a. Làm thức ăn cho chim c. Canh giữ vườn cam
b. Tiêu diệt sâu bọ hại cây cam d. Ăn hết lá khô.
15: Cá sấu không thuộc lớp cá vì?
a. Sống ở dưới nước. c. Đẻ trứng
b. Phân tính. d. Thở bằng phổi
Phần tự luận
1: Kể tên các lớp đã học thuộc ngành chân khớp, nêu đại diện ở từng lớp.
2:
” Sau nhiều mùa vụ hành thất bát do sâu, rầy tấn công trên diện rộng, nhiều nông dân ở làng trồng hành Thanh Thủy, xã Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi đã nghĩ cách làm ra các bẫy đèn, để tiêu diệt sâu, rầy. Đây là cách làm thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả cao. Chong bẫy đèn, tiêu diệt được hơn 100 con rầy, bướm đẻ trứng/đêm” (Theo Ý Thu, báo Danviet.vn)
Theo em, người dân Quảng Ngãi đã lợi dụng tập tính nào của côn trùng để làm bẫy đèn. Em hãy giải thích cách hoạt động của bẫy đèn?
3: Vì sao cá có thể lặn, nổi dễ dàng dưới nước?
4:
“ Ngày 26 tháng 3 năm 2013, Cơ quan Lương Nông quốc tế (FAO) đưa ra báo động về tình trạng trầm trọng của nạn châu chấu ở Madagascar và cho biết cần nhiều triệu dollar cho công cuộc cứu đói. Hàng tỷ con châu chấu tràn ngập trên phân nửa quốc gia này. Hàng đàn châu chấu bay như những đám mây, đáp xuống đâu ăn trụi hết cây cối hoa cỏ. FAO dự đoán nạn châu chấu sẽ gây thiếu lương thực và đói cho 60% dân chúng Madagascar với 2/3 mùa màng bị tiêu hủy, và cho đến tháng 9 cần phải có $41.5 triệu cho công cuộc cứu trợ khẩn cấp.
Theo tài liệu của FAO, châu chấu mỗi ngày có thể bay xa tới 50 dặm và các đàn châu chấu trải ra trên mỗi dặm vuông khoảng 200 triệu con, đồng thời tiếp tục sinh đẻ và nở ra những con nhỏ. Một tấn châu chấu – chỉ là phần rất nhỏ trong một đàn – mỗi ngày tiêu thụ hay phá hoại một lượng lương thực cần dùng của 2.500 người. Tuy nhiên nhiều dân tộc, kể cả dân Do Thái, cũng ăn châu chấu và coi là một món thực phẩm hợp khẩu vị.” (Theo Wikipedia.org)
Dựa vào đoạn trích trên, em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của việc châu chấu di cư?
5: Người ta thường câu cá vào những thời điểm nào? Vì sao?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần trắc nghiệm
1. C 2. C 3.B 4.D 5.B 6.C 7.C 8.A
9.D 10.A 11.D 12.C 13.D 14.B 15.D
Phần tự luận
1. Các lớp thuộc ngành chân khớp: Giáp xác, hình nhện, sâu bọ.
Các đại diện:
– Lớp giáp xác: tôm, cua, ….
– Lớp hình nhện: nhện, bọ cạp,..
Lớp sâu bọ: ong, kiến, bướm,…
2. Tập tính: hướng sáng của côn trùng
Buổi tối bật đèn lên, sâu bọ hại cây trồng sẽ bay đến và mắc bẫy
3. Cá chép lặn, nổi dễ dàng vì:
– Có hệ thống các vây bơi
Có bóng hơi bên trong cơ thể
4. Nguyên nhân, hậu quả châu chấu di cư:
Nguyên nhân: nhiệt độ ấm áp, số lượng tăng nhanh, thiếu thức ăn nên phải di cư để tìm kiếm thức ăn.
Hậu quả: phá hoại mùa màng, gây cản trở giao thông.
5. Câu cá vào thời điểm chiều tối hoặc trời mưa phùn.
Vì tập tính kiếm ăn của cá vào những buổi chiều tối hoặc lúc mưa phùn.