Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 1 lớp 7

Kiểm tra học kì 1 Sinh học 7: Cách tự vệ của mực như thế nào ?

Kiểm tra học kì 1 Sinh học 7. Vì sao mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm chạp nhưng được xếp vào cùng một ngành ? Nêu vai trò thực tiễn của Thân mềm. Cho ví dụ.

I. TRẮC NGHIỆM: (4,5đ)

1.. Nối tên đại diện cột A vi đặc điểm ca nó cột B sao cho phù hp rồi điền vào phần tr lời ở cột C.

Đại diện (A)

Kết quả (C)

Đặc đim

(B)

1. Sán lá gan

1………….

a. Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ.

b. Các giác bám phát triển

c. Có lớp vỏ cuticun bao bọc ngoài cơ thể

d. Cơ thể thuôn dài (2 đầu thuôn lại)

e. Ống tiêu hoá có miệng và hậu môn.

g. Có 2 nhánh ruột, không có hậu môn.

h. Sinh sản: lưỡng tính, đẻ khoảng 4000 trứng/ngày

i. Phân tính, tuyến sinh dục dạng ống, thụ tinh trong, đẻ 200000 trứng/ ngày.

2. Giun đũa

2…………

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Cách tự vệ của mực như thế nào ?

 1.Hút nước vào khoang áo rồi ép mạnh áo vào bụng, nước vọt qua phễu ra ngoài, đẩy mực lao như mũi tên về phía trước.

2. Phun nước mực từ tuyến mực làm đen cả một vùng nước đề dễ lẩn trốn.

3. Mắt mực có thể nhìn rõ được phương hướng đề trốn chạy an toàn.

4. Tuyến mực phun ra đề đầu độc kẻ thù.

A. l, 2, 3                  B. 2, 3, 4.

C. 1, 2, 4                 D. 1, 3, 4

2. Trai giữ vai trò làm sạch nước vì:

A. Có thể lọc các cặn vẩn trong nước

B. Lấy các cặn vẩn làm thức ăn

C. Tiết các chất nhờn kết các cặn bã trong nước lắng xuống đáy bùn

D. Cả A, B, C đều đúng

3. Tôm dinh dưỡng như thế nào ?

A. Thức ăn của tôm là động, thực vật (cả mồi sống và chết)

B. Tôm nhận biết thức ăn nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển. Tôm dùng đôi càng bắt mồi.

C. Thức ăn qua miệng và hầu, đến dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào thức ăn được tiêu hoá và sự hấp thụ thức ăn xảy ra ở ruột.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Advertisements (Quảng cáo)

3.. Hãy tìm các cụm từ phù hp điền vào chồ trống (…) thay cho các số 1,2, 3 … trong các câu sau:

Nhện hoạt động chủ yếu về…… (1)… có các tập tính thích hợp

với… (2)… mồi sống. Trừ một số đại diện…… ….(3)      …….(như cái ghẻ, ve bò…)

còn đa số nhện đều. (4)…. chúng săn bắt sâu bọ có hại.

II. T LUẬN (5.5đ)

1.. Vì sao mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm chạp nhưng được xếp vào cùng một ngành ? Nêu vai trò thực tiễn của Thân mềm. Cho ví dụ.

2.. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm ?

3.. Trong số ba lp của ngành Chân khớp (Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp nào có số lượng loài lớn nhất ? Trình bày vai trò của lp này.

I. TRC NGHIỆM: (4,5đ)

1.

A. a, b, g, h;            B. c, d, e, i.

2.

1

2

3

A

D

D

3. (1) – ban đêm,             (2) – săn bắt

Advertisements (Quảng cáo)

(3) – có hại,                  (4) – có lợi.

II. TỰ LUẬN (5,5đ)

1. * Mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm chạp nhưng được xếp cùng một ngành. Vì cả 2 sinh vật đều có những đặc điểm chung:

– Thân mềm có khoang áo bao bọc, có vỏ đá vôi.

– Chân là khối thịt mềm, di chuyển được

– Hô hấp bằng mang hay phổi. Hệ tiêu hóa phân hoá rõ hơn, bắt đầu chuyên hoá.

* Vai trò thực tiễn của Thân mềm:

– Lợi ích:

+ Thân mềm sử dụng làm thực phẩm cho người: mực, ốc, ngao, sò,…

+ Dùng làm thức ăn cho động vật khác: ốc, hến, sò,…

+ Dùng làm đồ trang sức: ngọc trai

+ Dùng làm đồ trang trí: vỏ ốc, vỏ sò, vỏ trai,…

+ Có tác dụng làm sạch môi trường nước: trai, vẹm, hầu…

+ Nhiều loài có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết…

+ Vỏ một số loại ốc có giá trị về mặt địa chất: hoá thạch của một vỏ ốc, vỏ sò…

– Tác hại:

+ Nhiều loài ăn thực vật phá hoại cây trồng: các loài ốc sên

+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun, sán: ốc ao, ốc mút, ốc tai…

Câu 2. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm:

Lớp vỏ kitin ngấm nhiều canxi làm thành bộ xương ngoài chắc chắn cho tôm làm cơ sở cho các cử động của cơ thể. Nhờ có sắc tố nên màu sắc cơ thể phù hợp với môi trường giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.

Câu 3. * Trong số ba lớp của ngành chân khớp (Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp có số lượng loài lớn nhất là lớp sâu bọ.

* Vai trò của lớp sâu bọ:

– Có lợi:

+ Sâu bọ có lợi cho nông nghiệp và công nghiệp

+ Loài thiên địch của sâu hại cây

+ Thụ phấn cho hoa

 + Làm thuốc

 + Làm thực phẩm

 + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dệt…

– Có hại:

+ Sâu bọ có hại cho nông nghiệp, cho đời sống con người

+ Là vật trung gian truyền bệnh

+ Phá hoại cây trồng, hoa màu…

Advertisements (Quảng cáo)