I. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
1. Chọn từ hoặc cụm từ thích họp (tiền vào ô trống (…) thay cho các số 1,2, 3,…trong các câu sau:
Lớp sâu bọ có… (1)… phong phú nhất trong giới Động vật (khoảng gần một
triệu loài) gấp 2 – 3 lần số loài của các động vật còn lại. Hằng năm con người lại
phát hiện thêm nhiều loài mới nữa. Sâu bọ phân bố ở… (2)……. trên Trái Đất.
Hầu hết chúng có thể…….(3)……và trong quá trình phát triển có (4)…….
cơ thể… (5)….. thay đổi… (6)….. nhiều lần cho đến khi trưởng thành.
2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cơ thể tôm gồm mấy phần ?
A. Phần đầu – ngực
B. Phần bụng
C. Phần đuôi
D. Cả A và B
2. Cơ quan hô hấp của châu chấu là gì ?
A. Bằng hệ thống ống khí
B. Bằng hệ thống túi khí
C. Bằng mang.
D. Cả A và B đều đúng.
3. Có thể xác định tuổi của trai nhờ:
A. Căn cứ độ lớn của vỏ
B. Căn cứ độ lớn của thân
C. Căn cứ các vòng tăng trưởng trên vỏ
D. Cả A, B, C đúng
Advertisements (Quảng cáo)
4. Đặc điểm nào của Giun tròn khác với Giun dẹp ?
A. Sống kí sinh.
B. Cơ thể đa bào.
C. Ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn trung gian.
D. Có hậu môn.
5. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh ?
1. Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).
2. Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả…
3. Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau
4. Hình dạng ổn định
5. Dinh dưỡng dị dưỡng
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4 D. 1, 2, 3.
3. Sắp xếp lại các câu sau đây sao cho đúng trình tự với các tập tính ở nhện:
Advertisements (Quảng cáo)
Tập tính |
Trình tự đúng |
1. Chăng lưới a. Chờ mồi b. Chăng dây phóng xạ c. Chăng dây khung d. Chăng sợi tơ vòng 2. Bắt mồi a. Nhện hút dịch lông ở con mồi b. Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc c. Tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi d. Trói chặt mồi, treo vào lưới để một thời gian |
|
II. TỰ LUẬN (5đ)
1. Trình bày vòng đời của sán lá gan. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ?
2.. Nêu ý nghĩa thực tiễn của Thân mềm ? Cho ví dụ.
3. a. Trình bày đặc điểm chung của ngành Chân khớp ?
b. Ngành Chân khớp gồm mấy lớp ? Hãy sắp xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng lớp của nó: Tôm, bọ cạp, chuồn chuồn, mọt ấm, con sun, ve sầu, rận nước, chân kiếm, cua nhện, nhện, cái ghẻ, châu chấu, con ve bò, bọ ngựa.
I. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
Câu 1.
(1)- số loài, (2)- khắp nơi,
(3) – bay (4)- biến thái,
(5)- lột xác, (6) – hình dạng
2.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
A |
C |
D |
D |
3. 1. c, b, d, a 2. d, b, c, a
II. TỰ LUẬN (5đ)
1. * Vòng đời của sán lá gan :
– Sán lá gan đẻ trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng trở thành kén sản. Nếu trâu bò ăn phải cây có kén sán sẽ bị nhiễm sán lá gan.
* Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
– Trâu bò ăn cây cỏ ven bờ ao, ven bờ ruộng,… mà ít được cung cấp thức ăn tinh chế nên khả năng nhiễm bệnh rất cao.
2. Ý nghĩa thực tiễn của Thân mềm. Cho ví dụ.
* Lợi ích:
– Thân mềm sử dụng làm thực phẩm cho người: mực, ốc, ngao, sò,…
– Dùng làm thức ăn cho động vật khác: ốc, hến, sò,…
– Dùng làm đồ trang sức: ngọc trai
– Dùng làm đồ trang trí: vỏ ốc. Vỏ sò, vỏ trai…
– Có tác dụng làm sạch môi trường nước: trai, vẹm, hầu…
– Nhiều loài có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết…
– Vỏ một số loại ốc có giá trị về mặt địa chất: hoá thạch của một vỏ ốc, vỏ sò…
* Tác hại:
– Nhiều loài ăn thực vật phá hoại cây trồng: các loài ốc sên
– Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun, sán: ốc ao, ốc mút, ốc tai…
3. * Đặc điểm chung :
– Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ
– Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
– Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
* Ngành chân khớp gồm 3 lớp: Lớp Giáp xác, lớp Hình nhện, lớp Sâu bọ.
– Lớp Giáp xác: tôm, mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm, cua nhện
– Lớp Hình nhện: nhện, họ cạp, cái ghẻ, con ve bò
– Lớp Sâu bọ: châu chấu, bọ ngựa, ve sầu, chuồn chuồn.