Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 có đáp án của Trường THCS Bình Giang – Phòng GD&ĐT Hòn Đất : Cảm xúc về ngôi trường mà em đang học.
Môn: Văn – Lớp 7 – Thời gian làm bài 90 phút
1: (1 điểm): Em hãy viết lại một bài ca dao nói về tình cảm gia đình đã học trong Ngữ văn 7 .
2: ( 1.5 điểm): Khung cảnh đèo Ngang lúc chiều muộn được gợi lên qua những chi tiết nào trong bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan ?
3: (1.5 điểm): Em hãy phân biệt từ ghép và từ láy ? Cho ví dụ minh họa.
4: (1 điểm): Em hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
5: (5 điểm) Cảm xúc về ngôi trường mà em đang học.
Đáp Án chi tiết đề thi HK1 môn Văn 7
1. Học sinh viết đúng một bài ca dao nói về tình cảm gia đình đã học trong Ngữ văn 7. ( 1 điểm)
2. Bức tranh đèo Ngang lúc chiều tà được gợi lên qua các chi tiết:
Advertisements (Quảng cáo)
– Thời gian: Bóng xế tà. (0.25đ)
– Thiên nhiên hoang sơ (Cỏ cây chen lá, đá chen hoa).
– Thấp thoáng bóng dáng con người hết sức nhỏ bé càng tô đậm vẻ đìu hiu, hoang vắng .
(Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà)
– Tiếng kêu khắc khoải, da diết của chim cuốc và chim đa đa. (0,5điểm)
3. – Giống nhau: đều là từ phức, do hai hay nhiều tiếng tạo thành.
– Khác nhau:
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau về âm thanh tạo thành.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa tạo thành. (0,25đ)
– Cho ví dụ minh họa đúng mỗi loại. (0,5 đ)
4. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài Cảnh Khuya.
– So sánh (như) (0,5 đ)
– Điệp ngữ (lồng) (0,5 đ)
– Điệp ngữ (chưa ngủ) (0,5 đ)
5. a. Yêu cầu chung:
– Viết bài văn biểu cảm có bố cục đủ ba phần.
– Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ; có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự .
b. Yêu cầu cụ thể:
A. MB:: Giới thiệu ngôi trường: Ở đâu, tên gọi, em học lúc nào? (1điểm)
B.TB::
– Sơ lược tiểu sử về ngôi trường (0,5đ)
– Kết hợp miêu tả ngôi trường: Lầu, phòng học, cây,… (1 điểm)
– Ngôi trường và những kỷ niệm của em, … (1 điểm)
– Công việc giữ gìn & bảo vệ. (0,5đ)
C.KB: : – Cảm xúc về ngôi trường. (0,5đ)
– Lời tự hứa của em. (0,5đ)
Bài làm mẫu Cảm xúc về ngôi trường mà em đang học
Trên đường phố có rất nhiều ngôi nhà cao tầng được trang hoàng rất lộng lẫy, nhưng đối với em nổi bật nhất vẫn là ngôi trường của em là ngôi trường Lý Tự Trọng
Nhìn từ xa, trường thấp thoáng ngói đỏ sau hàng cây xanh.Cổng trường bằng sắt, sơn màu xanh tươi, uy nghi như 1 hàng cây. Phía trên cổng là một tấm biển mê ca xanh mịn, in hàng chữ: “Trường THCS Lý Tự Trọng”. Trường bố trí theo hình chữ Nhật. Sân trường được lát ximăng phẳng lì, rất rộng rãi đủ cho học sinh vui chơi. Hai bên sân trồng rất nhiều cây bóng mát thẳng hàng như : bàng, phượng, đa…
Bên cạnh khán đài là cột cờ treo lá cờ tổ quốc phấp phới bay trước gió.Sân sau là vườn trường, trồng nhiều cây hoa và cây thuốc dân gian, phục vụ cho chúng em học tập. Ở giữa của sân là toà nhà bốn tầng dành cho học sinh lớp 6,7,8,9. Mỗi tầng có tám lớp.Các lớp đều sơn màu vàng và cửa sơn màu xanh đậm.Trên tường toà nhà có kể hàng chữ : “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn”. Đó là khẩu hiệu mà cả trường chúng em đang thực hiện. Bên trái là Hội trường , đây là toà nhà đẹp nhất của trường em vì mới được xây xong, còn thơm mùi vôi mới. Tầng một là phòng hội đồng và một sân rộng để chúng em tập thể dục, không sợ mưa nắng. Tầng hai là toàn bộ dành cho học sinh lớp 7,8. Tầng ba là dành cho học sinh lớp 6,8 chúng em. Bên trong mỗi lớp được trang trí rất đẹp mắt.trên bảng đen là tấm ảnh Bác Hồ luôn luôn mỉm cười với chúng em. Trên trần được trang bị mười bốn chiếc đèn điện, đủ sáng cho chúng em học tập, bốn chiếc quạt trần ở bốn góc mầu xanh rất đẹp mắt. Lớp được lát những viên gạch in hoa văn rất tinh tế.Bàn ghế được xếp thành bốn hàng, rất ngay ngắn, gọn gàng.Chúng em rất yêu quý lớp học của mình
Cũng tại ngôi trường này, chúng em đã học được bao điều hay, lẽ phải. Mai sau, dù khôn lớn trưởng thành, hình ảnh trường Cát Linh thân yêu vẫn còn đọng mãi trong trái tim em.