Trang Chủ Lớp 7 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 7

Đề cương và ma trận đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn sinh

Các em tham khảo Đề cương và ma trận đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn sinh: Trình bày sự khác nhau của san hô và thủy tức trong cách sinh sản vô tính mọc chồi?

A. Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 sinh 7

SỞ GDĐT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN SINH – LỚP 7

Năm học 2015 -2016

1: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh?

2: So sánh những đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi và thực vật?

3: So sánh đặc điểm dinh dưỡng, vòng đời và mức độ gây hại đến sức khỏe con người của trùng kiết lị và trùng sốt rét?

4: Nêu cách phòng tránh sự xâm nhập của trùng kiết lị và trùng sốt rét?

5: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang? Tại sao gọi tên là ngành ruột khoang?

Advertisements (Quảng cáo)

6: Trình bày sự khác nhau của san hô và thủy tức trong cách sinh sản vô tính mọc chồi?

7: Để tiếp xúc an toàn với ruột khoang, cần phải có phương tiện gì?

8: Để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá của các động vật biển như cá, mực, bạch tuộc, ngao sò, san hô, sứa… chúng ta cần có những biện pháp cụ thể nào?

9: Cấu tạo, vòng đời của sán lá gan,sán dây, giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh?

10: Tác hại của giun đũa đến sức khỏe con người và động vật như thế nào?

Nêu các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa ở người và động vật?

Advertisements (Quảng cáo)

11: Tại sao cơ thể giun đất có màu phớt hồng?  Có nên tiêu diệt giun đất không? Tại sao?

12: a. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước?

b. Tại sao nhiều ao đào thả cá, không thả trai nhưng tự nhiên có?

13: Tại sao xếp mực bơi nhanh chung ngành với ốc sên bò chậm chạp?

14: Dựa vào đặc điểm sinh lý của trai, người ta nuôi trồng khai thác như thế nào để có nguồn lợi kinh tế?

15: Nêu những tập tính thích nghi với lối sống của nhện?

16: a. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

b. Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành châu chấu trưởng thành?

c. Nêu những biện pháp phòng chống sâu bọ có hại không gây ô nhiễm môi trường?

17: a. Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?

b. Tại sao cá chép đẻ rất nhiều trứng (hàng vạn trứng) trong mỗi lứa?

c. Để cá chép sinh sản thuận lợi, cần có biện pháp như thế nào khi nuôi trồng?

……. Hết ………

B.Ma trận đề kiểm tra sinh học kì 1 lớp 7 Môn Sinh học năm 2015 – 2016

Cấp độ

Chủ đề 

Nhận biết

(20%)

Thông hiểu

(30%)

Vận dụng
Cấp độ thấp (30%) Cấp độ cao (20%)
Chương 1: Động vật nguyên sinh – Mô tả được hình dạng, cấu tạo của những đại diện đã học

– Chỉ ra được những đặc điểm chung của động vật nguyên sinh

– Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh

– So sánh đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi và thực vật.

– So sánh tiêu hóa của trùng giày và trùng biến hình

– So sánh được sư giống nhau và khác nhau giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét

-Vòng đời  phát triển của trùng kiết lị và trùng sốt rét

– Từ đặc điểm sinh lý, đề ra các biện pháp phòng chống sự xâm nhập và phát triển của những động vật nguyên sinh có hại(trùng kiết lỵ, trùng sốt rét) – Vận dụng kiến thức đã học để biết cách nuôi trồng, khai thác vai trò của động vật nguyên sinh có ích
Số câu:1,           Số điểm: 1

Tỉ lệ 10%

……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

Chương 2: Ngành ruột khoang – Nêu được những đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang

– Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thủy tức

– Nêu được sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi

– Giải thích được tên của ngành

– Vận dụng kiến thức về cách tự vệ và tấn công cuả ruột khoang để có biện pháp khai thác an toàn – Vận dụng kiến thức để xử lý những trường hợp bị ruột khoang tấn công một cách hiệu quả

– Vận dụng kiến thức để giải thích, suy luận trong nghiên cứu địa chất

Số câu:1,            Số điểm 2

Tỉ lệ 20%

……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

Chương 3: Các ngành giun.

 

 

– Biết được nơi sống, và tác hại của mỗi đại diện

– Mô tả được những đặc điểm  về cấu tạo, dinh dưỡng, và sinh sản của mỗi đại diện

– Nêu cách mổ động vật không xương sống.

– Tóm tắt chu trình sinh sản của giun sán ký sinh và giải thích một số câu hỏi liên quan

– Tóm tắt được những đặc điểm của mỗi đại diện chứng minh chúng thích nghi với điều kiện và môi trường sống

 

– Giải thích được sự tiến hóa của các đại diện trong  ngành giun – Dựa vào vòng đời của các đại diện, đề ra các biện pháp phòng chống sự xâm nhập và phát triển của những đại diện có hại (giun dẹp, giun tròn), đồng thời bảo vệ những đại diện có lợi (giun đốt)
Số câu: 2,          Số điểm: 3 

Tỉ lệ 30%

……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

  Tỉ lệ: …….

……..câu

Tỉ lệ: …….

……..câu

           Tỉ lệ: …….

Chương 4: Ngành thân mềm.

 

Mô tả được các đặc điểm cấu tạo ngoài của mỗi đại diện

– Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm đối với đời sống con người.

– So sánh đặc điểm cấu tạo, sinh lý của các đại diện với nhau – Vận dụng kiến thức về các hoạt động sinh lý giải thích các hiện tượng thực tế – Vận dụng kiến thức về các hoạt động sinh lý để nuôi trồng, khai thác than mềm một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế ở địa phương em
Số câu: 1,           Số điểm 2

Tỉ lệ20 %

……..câu

   Tỉ lệ: …….

             ……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

Chương 5: Ngành chân khớp.

 

 

 

Mô tả được cấu tạo và các hoạt động của mỗi đại diện đã học

Nêu được các đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp

– Giải thích được các hiện tượng sinh lý của mỗi đại diện

 

– Liên hệ thực tế để thấy được vai trò của chân khớp đối với đời sống con người – Hiểu được các tập tính của một số đại diện trong ngành chân khớp  để đề ra các biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường
Số câu 1

Số điểm 1

Tỉ lệ10 %

……..câu

            Tỉ lệ: …….

             ……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

 Tỉ lệ: …….

……..câu

  Tỉ lệ: …….

Chương 6: Lớp cá

 

– Mô tả được hình dạng cấu tạo ngoài của cá chép – Hiểu được các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bơi trong môi trường nước của cá chép

 

Vận dụng kiến thức đã học giải thích các đặc điểm trong hoạt động sinh lý của cá chép – Vận dụng về kiến thức của các hoạt động sinh lý để có biện pháp bảo vệ, nuôi và khai thác hợp lý đem lại nguồn lợi kinh tế từ nghề nuôi cá ở địa phương.
Số câu 1             Số điểm 1

Tỉ lệ10 %

……..câu

  Tỉ lệ: …….

             ……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

……..câu

            Tỉ lệ: …….

Tổng số câu:

Tổng số điểm: 100%

……..câu

2 đ = 20%

……. câu

3 đ =  30%

………câu

3 đ =  30%

             …..câu

2 đ  = 20%

Advertisements (Quảng cáo)