1. Hãy phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn Thanh Tịnh sử dụng trong truyện ngắn Tôi đi học. (6,0đ)
2.Theo em, sức cuốn hút của truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ đâu? (4,0đ)
1.(6,0đ) – Trong truyện ngắn Tôi đi học, tác giả Thanh Tịnh sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh (12 lần) nhưng chỉ có một số so sánh có tác dụng nghệ thuật. (1,0 điểm)
– Liệt kê các hình ảnh so sánh có giá trị nghệ thuật: (2,0đ)
+ Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
– Phân tích giá trị nghệ thuật: (3,0đ)
Advertisements (Quảng cáo)
Những hình ảnh so sánh ấy xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau để diễn tả những tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”. Các so sánh này giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm nhờ được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, trữ tình. Qua những hình ảnh so sánh ấy mà chúng ta cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” và truyện ngắn thêm chất trữ tình, trong trẻo.
2.(4,0đ) Sức hấp dẫn của tác phẩm được tạo nên từ chất trữ tình, thiết tha, êm dịu. Những biểu hiện cụ thể như:
– Tình huống truyện có tác dụng khơi gợi cảm xúc.
– Tình cảm ấm áp, thiết tha, trìu mến được thể hiện trong truyện.
– Hình ảnh đẹp, trong sáng, giàu sức gợi.