Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6

Kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 6: Văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 6: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng để thể hiện những phẩm chất của cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” là gì?

I. TRẮC NGHIỆM (4đ)

1. Văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A.Tự sự                  B. Miêu tả

C. Biểu cảm            D. Nghị luận

2. Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là ở đâu?

A. Tại một địa điểm nhất định.

B. Từ trên cao bao quát toàn cảnh.

C. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch.

D. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.

3. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là bài thơ trữ tình nhưng có nhiều yếu tố tự sự. Nhận xét này đúng hay sai?

A. Đúng                     B. Sai

4. Câu thơ: “Bóng Bác cao lồng lộng

                            Ấm hơn ngọn lửa hồng”

sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hoá                B. Ẩn dụ

C. So sánh                  D. Hoán dụ

5.: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí                            B. Hồi kí

C. Truyện ngắn           D. Truyện thơ

Advertisements (Quảng cáo)

6. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng để thể hiện những phẩm chất của cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” là gì?

A. So sánh                B. Nhân hoá

C. Hoán dụ               D. Ẩn dụ

7. Nhận xét nào đúng cho câu “Giữa hồ, nơi có một tòa tháp Rùa cổ kính”?

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

D. Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

8.: Văn bản “Động phong Nha” đặt ra vấn đề gì?

A. Cần phải có tình cảm với quê hương đất nước.

B. Cần phải biết nâng niu trân trọng di tích lịch sử.

C. Bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên thiên, môi trường.

Advertisements (Quảng cáo)

D. Bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển du lịch.

II. TỰ  LUẬN (6đ)

Đã lâu lắm rồi em mới có dịp trở lại thăm ngôi trường cũ. Trường đã thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ được hình ảnh gắn bó với tuổi thơ em. Hãy tả lại ngôi trường ấy.


I. TRẮC NGHIỆM:

1 2 3 4
B C A C
5 6 7 8
A B C D

II. TỰ LUẬN:

* Mở bài:

–  Nêu tình huống về thăm trường.

–  Giới thiệu chung về ngôi trường.

* Thân bài:

–  Cảnh trên đường về thăm trường.

+ Khung cảnh hai bên đường.

+ Cảm xúc của em.

–   Khi đến trường: Trường có gì thay đổi?

Tả

+ Cảnh bao quát trường: cổng trường, cột cờ, ngôi trường, mái ngói, phòng bọc…

+ Đi thăm lớp cũ.

Cảm xúc: – Nhớ lại hồi còn đi học.

               – Khi gặp lại thầy cô.

Kể tả: Cuộc trò chuyện đó diễn ra như thế nào?

                + Hình dáng thầy cô.

                + Nét quen thuộc.

                + Sự thay đối.

                + Ôn lại chuyện cũ.

– Hồi ức về những kỉ niệm trước đây.

Biểu cảm: tâm trạng, tình cảm của người viết.

* Kết bài:

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về trường cũ.

– Chia tay thầy cô lưu luyến và hẹn trở lại.

Advertisements (Quảng cáo)