I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1.. Khi gặp điều kiện bất lợi trùng roi xanh có hiện tượng gì ?
A.Đa số bị chết
B. Kết bào xác
C. Sinh sản nhanh
D. Cả A, B và C đúng.
2.. Căn cứ vào đâu để tính tuổi của trai ?
A. Căn cứ vào độ lớn của thân trai
B. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai
C. Căn cứ vào các vòng tăng trường trên vỏ trai.
D. Cả A, B và C đều sai
3.. Vỏ kitin chỉ có ở loài nào sau đây ?
A. Tôm B. Bọ cạp
C. Châu chấu D. Cả Avà C
4.. Tập tính dự trữ thức ăn có ở:
A. Nhện, ong mật
C. Tôm và ve sầu
B. Ve sầu, kiến
Advertisements (Quảng cáo)
D. Tôm và kiến
5.. Môi trường sống của giun đất là:
A. Nước mặn, ngọt, lợ, trong đất. trên cây
B. Đất ẩm: ruộng, vườn, nương, rẫy, đất rừng,
C. Nước mặn. ngọt, lợ, trong đất
D. Cả A và C
6.. Con non của loài nào phải lột xác nhiều lần mới trở thành con trưởng thành:
A. Tôm, nhện
C. Tôm, châu chấu
B. Châu chấu, bọ cạp
D. Cái ghẻ, con ve bò
II. TỰ LUẬN (7đ)
Advertisements (Quảng cáo)
Câu l. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun đốt ?
2.. Cơ thể tôm chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó?
3.. Theo em cần có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán?
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
B |
C |
D |
A |
B |
C |
II. TỰ LUẬN (7đ)
1. Giun đốt (gồm: giun đất, rươi, đỉa. giun đỏ…) đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống. Giun đốt có chung đặc điểm như:
– Cơ thể phân đốt
– Có thể xoang
– Ống tiêu hoá phân hoá
– Bắt đầu có hệ tuần hoàn
– Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
– Hô hấp qua da hay mang
– Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
2. * Cơ thể tôm gồm 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng.
* Các phần phụ và chức năng của nó:
– Phần đầu – ngực:
+ Mắt kép, hai đôi râu: định hướng phát hiện mồi.
+ Các chân hàm: giữ và xử lí mồi
+ Các chân ngực: bắt mồi và bò.
– Phần bụng:
+ Các chân bụng: bơi, giừ thăng bằng và ôm trứng
+ Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy
3. * Biện pháp phòng tránh bệnh giun kí sinh ở người:
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Rửa rau quả sạch trước khi ăn: không ăn rau quả chưa rửa kỹ; nên ngâm rau trong thuốc tím 5 phút hay rửa rau bằng nước muối.
– Rửa tay sạch sau khi làm đất trồng cây: trẻ con không nên nghịch đất bẩn.
– Không nên tưới hoa màu các loại rau, cây ăn quả bằng phân tươi chưa qua hoai mục.
– Nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong năm.