I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cách di chuyển của sứa là:
A. Co bóp dù
B. Sâu đo, lộn đầu
C. Không di chuyển
D. Câu A và C đúng.
Câu 2. Hình thức sinh sản của trùng giày là:
B. Phân đôi
B. Phân đôi và tiếp hợp
C. Phân đôi và phân nhiều
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3. Chỉ ra đâu là những động vật không xưong sống ?
A. Trâu, bò, ruồi, muỗi, ếch, cá, rắn
B. Trâu, bò, lợn, gà, rắn, ếch, cá đuôi cờ
C. Trùng biến hình, cá ngựa, giun đất, chim sẻ, rắn, ếch, muỗi.
D. Trai, mực, giun kim, muỗi, ruồi, ốc sên, trùng giày.
Câu 4. Những động vật nào sau đây có đời sống ở nước ?
A. Ngỗng trời, quạ, kền kền, ong, bướm
B. Cá chình, bạch tuộc, sứa, mực, cá mặt trời
C. Sứa ống, cá bụng to, ngỗng trời, quạ, kền kền
D. Cá nhà táng, quạ, chuồn chuồn, cá chim, mực.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 5. Đại diện nào sau đây kí sinh ở ruột già người ?
A. Giun đũa B. Giun kim
C. Giun móc câu D. Giun rễ lúa
Câu 6. Lớp vỏ cuticun trong suốt (nhìn rõ nội quan). Đây là đặc điểm của:
A. Giun đũa
B. Giun kim
C. Giun móc câu
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 7. Hình thức sinh sản của trùng sốt rét là:
A. Phân đôi
B. Phân đôi và tiếp hợp
C. Phân đôi và phân nhiều
D. Cả A, B và C đều đúng.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 8. Giác bám phát triển. Mắt và lông bơi tiêu giảm. Đặc điểm này có ở đại diện nào sau đây ?
A.Sán lá gan
B. Sán dây
C. Sán lông
D. Câu A và B đúng.
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. Ý nghĩa của lớp vỏ cuticun ở giun đũa ?
2. Nêu biện pháp phòng bệnh sốt rét và kiết lị.
3. Hãy nêu tên một số giun đốt khác mà em biết và cho biết vai trò của giun đốt thường gặp ở địa phương em.
4. Nêu cấu tạo và chức năng của tế bào lớp trong thành cơ thể thuỷ tức.
I.TRẮC NGHIÊM: (4đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
X |
|
|
|
|
|
|
|
B |
|
X |
|
X |
X |
|
|
|
C |
|
|
|
|
|
|
X |
|
D |
|
|
X |
|
|
X |
|
X |
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. Ý nghĩa của lớp vở cuticun ở giun đũa:
Lớp vỏ cuticun ở giun đũa là chiếc “áo giáp hoá học’’ giúp chúng thoát được tác động của lớp dịch tiêu hoá rất mạnh trong ruột người. Khi lớp vỏ này mất hiệu lực thì chính cơ thể giun đũa sẽ bị tiêu hoá như nhiều thức ăn khác.
2. Biện pháp phòng bệnh sốt rét và kiết lị:
Muốn phòng bệnh sốt rét và kiết lị, ta cần phải loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh và truyền bệnh, do vậy ta phải:
– Phải vệ sinh sạch sẽ (nơi ở, lớp học, khu phố…), tránh tạo điều kiện cho ruồi muỗi sinh sản.
– Chất bã, chất thải, rác… cần bỏ đúng nơi qui định, không vứt lung tung.
– Ăn thức ăn phải biết rõ nguồn gốc. vệ sinh ăn uống (ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn bị ôi thiu, rau sống phải rửa kỳ bằng nước muối…)
– Ngủ phải mắc mùng để tránh bị muồi đốt.
3. * Tên một số giun đốt khác:
– Giun biển, giun cát (sống trong hang), đỉa, vắt, rươi, giun đất, giun đỏ…
* Vai trò giun đốt gặp ở địa phương em:
– Làm thức ăn cho người: rươi,…
– Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ, rươi,…
– Làm cho đất trồng xốp, thoáng: giun đất,…
– Làm màu mỡ đất trồng: giun đất,…
– Một số có hại cho động vật và người: đỉa, vắt,…
4. Cấu tạo và chức năng của tế bào lớp trong thành cơ thể thuỷ tức:
– Mô cơ – tiêu hoá:
+ Cấu tạo: Tế bào có 2 roi, có không bào tiêu hóa
+ Chức năng: Tiêu hoá thức ăn
– Trong cùng là khoang ruột.