Trang Chủ Lớp 7 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 7

Kiểm tra 45 phút Sinh 7 học kỳ 1: Nguyên nhân truyền bệnh sốt rét là do?

Tham khảo đề kiểm tra 45 phút Học kì 1 môn Sinh học 7. Đặc điểm nào của sán dây thích nghi vói đời sống ký sinh trong ruột người ? Sán lá gan, sán dây, sán bã trầu, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?….

I.TRẮC NGHIỆM: (3đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Nguyên nhân truyền bệnh sốt rét là do

A. Muỗi vằn

B. Muỗi Anôphen

C. Ruồi, nhặng

D. Vi khuẩn

Câu 2. Thuỷ tức sinh sản theo các hình thức nào sau đây ?

A. Tái sinh

B. Sinh sản hữu tính

C. Mọc chồi

D. Cả A, B, C đúng

Câu 3. Đặc điểm khác biệt của sứa so vói thuỷ tức là:

A. Di chuyển bằng dù

B. Đối xứng tỏa tròn

C. Tua miệng gây ngứa

D. Câu A và C đúng

Câu 4. Trùng sốt rét nhiệt đói (ác tính) có chu kì sinh sản là:

Advertisements (Quảng cáo)

A. 48 giờ            B. 24 giờ

C. 12 giờ            D. Cả A, B, C đều sai

Câu 5. Loài giun đốt nào sau đây hô hấp bằng mang ?

A. Đỉa, rươi

B. Giun đỏ, róm biển

C. Rươi

D. Bông thùa

Câu 6. Trong cơ thể người, giun kim kí sinh ở:

A. Ruột non             B. Ruột già

C. Hậu môn             D. Tá tràng

II. TỰ LUẬN (7đ)

Advertisements (Quảng cáo)

1.  Đặc điểm nào của sán dây thích nghi vói đời sống ký sinh trong ruột người ? Sán lá gan, sán dây, sán bã trầu, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?

2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.

3. Theo em cần phải có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán ?

4. Tại sao nói việc phòng chống bệnh giun sán là một vấn đề lâu dài của

xã hội ?

I.TRẮC NGHIỆM: (3đ)

1

2

3

4

5

6

B

D

D

B

C

B

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1.  Đặc điểm thích nghi với đời sống ký sinh của sán dây là:

– Đầu nhỏ có giác bám, không có miệng và hậu môn

– Ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng

– Mỗi đốt mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính, các đốt cuối mang trứng.

* Sán lá gan, sán dây, sán bã trầu, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường sau:

Con đưòng xâm nhập

Sán lá gan

Xâm nhập vào cơ thể trâu bò qua thức ăn có chứa kén sán.

Sán lá máu

Xâm nhập vào cơ thể người qua da.

Sán bã trầu

Kén sán xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, rau bèo; vật chủ trung gian là ốc gạo, ốc mút.

Sán dây (sán xơ-mit)

Ấu trùng xâm nhập vào cơ thể động vật qua thức ăn của trâu, bò, heo, rồi phát triển thành kén sán nằm trong thịt trâu, bò, heo gạo; người ăn thịt trâu, bò, heo bệnh và bị sán.

2. * Đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh:

– Cơ thể dài bằng chiếc đũa

       – Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thế có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bởi các dịch tiêu hoá trong ruột non người

– Cơ thể hình ống

– Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức.

– Cơ thể chì oó lớp cơ dọc phát triển —> thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh

3. * Biện pháp phòng tránh bệnh giun kí sinh ở người:

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

– Rửa rau quả sạch trước khi ăn; không ăn rau, quả chưa rửa kỹ; nên ngâm rau trong thuốc tím 5 phút hay rửa rau bằng nước muối.

– Rửa tay sạch sau khi làm đất, trồng cây; trẻ con không nên nghịch đất bẩn.

– Không nên tưới hoa màu, các loại rau, cây ăn quả bằng phân tươi chưa qua hoai mục.

– Nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong năm.

4. Biện pháp chù yếu phòng chống giun đũa là cần ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn, diệt trừ ruồi nhặng kết hợp với vệ sinh xã hội ờ cộng đồng. Vì thế phòng chống bệnh giun sán còn là vấn đề lâu dài cùa cộng đồng, xã hội.

Advertisements (Quảng cáo)