Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Sinh: Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đường hô hấp ?

Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đường hô hấp ?; Trong thành phần hoá học của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sụ sống ? … trong Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Sinh học. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây: 

I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn phưong án trả lời  đúng nhất:

Câu 1:  là nơi thực hiện các hoạt động sổng của tế bào.

A. Màng sinh chất.

B. Chất tế bào.

C. Nhân tế bào.

D. Câu A và C đúng.

Câu 2. Gây cho cơ thề khá năng tạo ra kháng thể bằng cách tiêm chủng vacxin được gọi là:

A. Miễn dịch bẩm sinh

B. Miền dịch nhàn tạo

C. Miễn dịch tập nhiễm.

D. Ca A, B và C đều sai.

Câu 3. Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đuửng hô hấp ?

A. Bệnh Sars, bệnh lao phổi

B. Bệnh cúm. bệnh ho gà

C. Bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị, các bệnh về giun sán

D. Câu A và B đúng.

Câu 4. Trong thành phần hoá học của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sụ sống ?

A. Gluxit

B. Lipit

C. Protein và axit nucleic

D. Nước và muối khoáng

Câu 5. Tế bào nào sau đây có kích thước lớn nhất ?

A. Tế bào tinh trùng

Advertisements (Quảng cáo)

B. Tế bào trứng

C. Tế bào thần kinh

D. Tế bào cơ

Câu 6. về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì ?

A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn

B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thảnh những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.

C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn

D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu

Câu 7. Cầu tạo sợi nhánh và sợi trục của nơron khác nhau căn bản nhất ở điểm nào ?

A. Sợi nhánh là loại tua ngắn, sợi trục là loại tua dài.

B. Sợi nhánh có thể gồm nhiều sợi, sợi trục chỉ gồm một sợi

C. Sợi trục có bao miêlin, sợi nhánh không có

D. Xung thần kinh bao giờ cùng đi từ sợi nhánh vào thân nơron và từ thân ra sợi trục.

Câu 8. Tại sao nói tế bào là đơn vị câu trúc và chức năng của cơ thể người?

Advertisements (Quảng cáo)

A. Các cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào

B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sổng của cơ thể

C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết.

D. Câu A và B đúng.

II. TỰ LUẬN: (6đ)

Câu 1. Sự thực bào là gì? Do những loại bạch cầu nào thực hiện ? Nêu sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ thể của tế bào limphô B và tế bào limpliô T.

Câu 2. Hãy mô tả tóm tắt đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vai trò của nó.

Câu 3. Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì ?

Câu 4. Nêu các biện pháp vệ sinh tim mạch.


I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)           

1

2

3

4

5

6

7

8

B

B

D

C

B

B

A

D

II. TỰ LUẬN: (6đ)

Câu 1.

* Sự thực bào: là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.

Do bạch cầu trung tính và đại thực bào (bạch cầu mônô) thực hiện.

* Sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ thể của tế bào limphô B và tế bào limphô T:

– Tế bào Limphô B có khả năng tiết ra loại protein đặc hiệu (trong miễn dịch học gọi là kháng thể) để vô hiệu hoá các phân tử ngoại lai có trên bề mặt vi khuẩn, virut hay trong các nọc độc của rắn, ong… (trong miễn dịch học gọi là kháng nguyên).

– Khi vi khuẩn, virut gây nhiễm các tế bào cơ thể thì các tế bào bị gây nhiễm này sẽ bị phân hủy do một loại protein đặc hiệu mà tế bào Limphô T tiết ra làm tan màng tế bào và tế bào nhiễm bị phá hủy.

Câu 2. * Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tàm thất phải theo động mạch phổi đến mao mạch phổi (trao đổi khí) theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.

*Vai trò của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ:

– Dần máu qua phổi

– Giúp máu trao đổi O2 và CO2.

Câu 3. * Hệ hô hấp gồm:

– Các cơ quan ở đường dẫn khí

– 2 lá phổi

*Chức năng của các thành phần trong hệ hô hấp:

– Đường dẫn khí có chức năng:

+ Dẫn khí vào và ra

+ Làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi

+ Bảo vệ phổi.

– Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

Câu 4. Các biện pháp vệ sinh tim mạch:

– Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.

– Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại như: các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin…), các món ăn chứa nhiều mỡ động vật, một số virut, vi khuân gây bệnh..

– Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục, thể thao, xoa bóp…

– Lựa chọn hình thức rèn luyện thích hợp.

– Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái vui vẻ

Advertisements (Quảng cáo)