TRẮC NGHIỆM.
1. Chọn câu đúng:
A. Ròng rọc cố định chỉ thay đồi độ lớn của lực.
B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định,
C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực
D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
2. Dùng một dây thép có đường kính 2mm nung nóng đỏ, buộc dây thép đã được nung nóng vào giừa cái chai bãng thủy tinh và đợi một lúc, sau đó đột ngột nhúng cả chai đã được buộc bằng dây thép nung nóng vào một chậu nước lạnh. Hiện tượng gì xảy ra?
A. Chai bị vỡ nát vụn.
B. Chai giữ nguyên hình dạng cũ.
C. Thể tích của chai tăng.
D. Chai bị vỡ đôi chỗ buộc dây thép.
3. Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào sau đây?
A. Hơ nóng nút.
B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
D. Hơ nóng đáy lọ.
4. Khi làm nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thuỷ tinh thì khôi lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào?
A. Giảm.
B. Tăng.
C. Không thay đổi.
D. Thoạt đầu giảm rồi sau mới tăng.
5. Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuông một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ
A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bìnhẽ
B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình,
C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.
D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.
Advertisements (Quảng cáo)
6. Một vật hình trụ được làm bằng nhôm. Làm lạnh vật bằng cách nhúng vật vào chậu nước đá thì
A. khối lượng của vật giảm.
B. khối lượng riêng của vật tăng,
C. trọng lượng riêng của vật giảm.
D. chiều cao hình trụ tăng.
7. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?
A. 100°c
B. 42°c
C. 37°c
D. 20°c.
Câu 8. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là
A. 0°C và 100°C;
B. 0°C và 37°c
C. -100°C và 100°C;
D. 37°C và 100°C
9. 113°F ứng với bao nhiêu °C?
A. 35°C.
Advertisements (Quảng cáo)
B. 25°C.
C. 60°C.
D. 45°C.
1.0. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
B. Thể tích tăng,
C. Thể tích giảm.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
B .TỰ LUẬN
11. Em hãy giải thích vì sao tôn lợp mái nhà lại được làm theo dạng gợn sóng?
1.2. Dùng gạch nối để ghép mệnh đề bên trái với mệnh đê bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
Lực kéo càng giảm khi |
A. dùng ròng rọc cô định. |
Lực kéo không giảm khi |
B. đặt O và O2 ở hai bên O1. |
Dùng ròng rọc cố định và ròng rọc |
C. làm giảm độ nghiêng của động có tác dụng mặt phăng nghiêng. |
Lực tác dụng lên đòn bẩy luôn nhỏ |
D. làm thay đôi hướng và giảm hơn trọng lượng của vật khi độ lớn của lực. |
13. Em hãy đổi 10°F, 64°F, 112°F, 269°F ra°C.
Câu 1: ChọnC
Ròng rọc động có thề thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
Câu 2: Chọn D
Hiện tượng xảy ra là chai bị vờ đôi chỗ buộc dây thép do thủy tinh chỗ bị buộc giãn nở đột ngột.
3. Chọn B
Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách hơ nóng cổ lọ.
4. Chọn A
Khi làm nóng một lượng chất lỏng thì khối lượng riêng của nó giảm.
5. Chọn D
Sở dĩ mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tở là thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.
6. Chọn B
Làm lạnh vật thì thể tích co lại nên khối lượng riêng của vật tăng.
7. Chọn B
Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 42°c.
Câu 8. Chọn A
Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là 0°c và 100°c.
9.: Chọn D.
t°C = (113-32)/ 1,8 = 45°C.
10: Chọn B
Thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng tăng lên (do chính bình nở ra).
11: Tôn lợp mái nhà lại được làm theo dạng gợn sóng vì làm như vậy khi bị nóng hoặc lạnh thì tôn dễ co giãn, không làm bật các đinh đóng.
Ghép các câu 1-C; 2-A; 3-D; 4-B.
1.2:
+) 10°F = (10 – 32)/ 1,8 = -12,22°C.
+) 64°F = (64 – 32)/ 1,8 = 17,78°C.
+) 112°F = (112 – 32)/ 1,8 = 44,44°C.
+) 269°F = (269 – 32)/ 1,8 = 131,67°C.