1. Trong một phút động cơ thứ nhất kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai trong hai phút kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công suất của động cơ thứ nhất là P\(_1\) , của động cơ thứ hai là P\(_2\) thì biểu thức nào dưới đây đúng?
A. P\(_1\) = P\(_2\)
B. P\(_1\) = 2P\(_2\)
C. P\(_2\) = 4P\(_1\)
D.P\(_2\) = 2P\(_1\)
2. Truờng hợp nào sau đây có công suất lớn nhất?
A. Một máy tiện có công suất 0,5kW.
B. Một con ngựa kéo xe trong một phút thực hiện được một công là 50kJ.
C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200 J trong thời gian 10 giây.
D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 4000J trong 6 giây.
3. Nếu gọi A\(_1\) là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 1000kg lên cao 2m; A\(_2\) là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 2000kg lên cao lm thì
A. A\(_1\) = 2A\(_2\) .
B. A\(_2\) = 2A\(_1\) .
C. A\(_1\) = A\(_2\) .
D. A\(_1\) > A\(_2\) .
4. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng l00 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là 10000N. Mỗi lần đóng cọc bị đóng sâu vào đất bao nhiêu ?
A. 1m. B. 80cm.
C. 50cm. D. 40cm.
5. Cần cẩu A nâng được 1200kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 600kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn.
B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn.
C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh.
6. Máy cày thứ nhất thực hiện cày diện tích lớn gấp 3 lần trong thờ. gian dài gấp 4 lần so với máy cày thứ hai. Nêu gọi P\(_1\) là công suât cùs máy thứ nhất, P\(_2\) là công suất của máy thứ hai thì
A. P\(_1\) = P\(_2\)
B. P\(_1\) = \(\dfrac{4 }{ 3}\) P\(_2\)
C. P\(_2\) = \(\dfrac{4 }{ 3}\) P\(_1\)
D. P\(_2\) = 4P\(_1\)
7. Một vật M nặng 110N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 80N đang rơi xuống dưới từ độ cao 7m. Cơ năng của vật
Advertisements (Quảng cáo)
A. M lớn hơn của vật N.
B. M bằng của vật N.
C. M nhỏ hơn của vật N.
D. Cả B, C đều sai.
8. Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Công suất của ô tô là 8kW. Lực cản của mặt đường là
A. 1000N B. 50N
C. 250N. D. 500N
9. Một người kéo đều một bao xi măng khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 3m, thời gian kéo hết 50 giây. Công suất của lực kco là bao nhiêu?
A. 150W B. 36W
C. 30 W D. 75w
10. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên ?
A. Khối lượng của vật.
B. Trọng lượng của vật.
C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
D. Nhiệt độ của vật.
11. Một người kéo đều một gàu nước khối lượng 6kg từ giếng sâu 10m lên. Công suất của lực kéo là 12W. Thời gian kéo bao nhiêu lâu?
A. 18s B. 50s
C. 30s D. 12s.
12. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyến động hỗn động không ngừng của các phân tử gây ra?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau.
B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần.
C. Đường tự tan vào nước.
D.Sự khuếch tán của dung dịch đồng sun phát vào nước.
13. Khi đổ 50cm\(^3\) cồn vào 100cm\(^3\) nước, ta thu được một hỗn hợp cồn – nuớc có thể tích là:
A. Bằng 150cm\(^3\) .
B. bằng 150cm\(^3\) .
C. Nhỏ hơn 150cm\(^3\) .
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 150cm\(^3\)
14. Chọn câu sai
A. Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.
B. Bất kì vật nào cũng có cơ năng.
C. Một vật có thể có cả cơ năng và nhiệt năng.
D. Nhiệt năng mà một vật có được không phụ thuộc vào vật đứng yên hay chuyển động.
15. Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào là không đúng?
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng của vật thu vào hay tỏa ra.
C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
16. Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng?
A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.
B. Khi vật toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm.
C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng.
D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.
17. Có 3 bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ (hình vẽ). Sau khi dùng các đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của chất lỏng ở các bỉnh sẽ như thế nào?
A. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C.
B. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A.
C. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình c cao nhất, rồi đến bình B, bình A.
D. Nhiệt độ của chất lỏng ở 3 bình như nhau.
18. Mỗi phân tử nước gồm 1 nguyên tử ôxi và 2 nguyên tử hiđrô. Khối lượng cùa nguyên tử hiđrô là 1,67.10\(^{ – 27}\) kg, khối lượng của nguyên từ ôxi là 26,56.10\(^{ – 27}\) kg. Xác định số phân tử nước trong 1 gam nước.
A. 2,5.10\(^{24}\) phân tử.
B. 3,34.10\(^{22}\) phân tử.
C. 1,8.10\(^{20}\) phân tử.
D. 4.10\(^{21}\) phân tử.
19: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về
A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau
B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về
C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì nhanh hơn.
D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn.
20. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
B |
C |
D |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
C |
D |
C |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
A |
C |
B |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
B |
B |
B |
A |