1.Áp lực là
A. lực có phương song song với mặt nào đó.
B. lực ép vuông góc với mặt bị ép.
C. lực kéo vuông góc với mặt bị kéo.
D. tất cả các loại lực trên.
2. Cách nào dưới đây làm tăng áp suất?
A. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Tăng diện tích bị ép lên 2 lần, tăng áp lực lên gấp đôi.
C. Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
3. Để đo áp suất khí quyển ta dùng:
A. Lực kế. B. Áp kế.
C. Vôn kế. D. Ampe kế.
Advertisements (Quảng cáo)
4. Điền từ thích hợp
Nguyên lý Ác-si-mét được phát biểu: “lực đẩy tác dụng lên một vật ở trong một chất lỏng bằng………”
A. khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. lực giữ cho vật nổi.
C. trọng lượng của vật bị chất lỏng chiếm chỗ.
D. trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
5. Tại ba điểm: đáy hầm mỏ, mặt đất và đỉnh núi, áp suất khí quyển lớn nhất ở?
A. mặt đất. B. đỉnh núi.
C. đáy hầm mỏ và ở mặt đất. D. đáy hầm mỏ.
Advertisements (Quảng cáo)
6. Muốn kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ác-si-mét (Ác-si-mét) cần phải đo độ lớn lực đẩy
Ác-si-mét và
A. trọng lượng chất lỏng (nước).
B. trọng lượng của vật.
C. trọng lượng của phần chất lỏng (nước) có thể tích bằng thể tích của vật.
D. thể tích chất lỏng.
7. Cách làm nào sau đây không xác định được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét?
A. Đo trọng lượng P của phần vật chìm trong nước \( \to F_A = P_\text{vật chìm dưới nước}\)
B. Treo vật vào lực kế. Ghi số chỉ \(P_1\) của lực kế khi vật ở trong không khí và số chỉ \(P_2\) của lực kế khi vật nhúng chìm trong nước \( \to F_2 = P_1 – P_2\) .
C. Đo trọng lượng P cùa vật nếu vật nổi trên mặt nước \( \to F_A = P_\text{vật}\)
D. Đo trọng lượng P của phần nước bị vật chiếm chỗ \( \to F_A= P_\text{nước bị chiếm chỗ}\)
8. Trong một tòa nhà cao tầng, áp suất ở vòi nước trên tầng một bằng 2 atm. Biết tầng một cao 4m so với mặt đất. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m\(^3\) , \(1 \;atm = 1,01.10^5\) Pa. Độ cao của mực nước (so với mặt đất) trong bồn chứa của tháp nước là :
A. 16,2m. B. 20,2m
C. 24,2m D. 12m
9. Khi nhúng quả cầu bằng đồng nặng 3,6kg vào một bình chứa dầu, nó có trọng lượng biểu kiến P’ = 32,28 N. Khối lượng riêng của đồng \(D_{Cu}\) = 8470 kg/m\(^3\) . Khối lượng riêng của dầu là:
A. 8,752 kg/m\(^3\) B. 87,52 kg/m\(^3\)
C. 875,2 kg/m\(^3\) D. 8752 kg/m\(^3\)
1.0. Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\) . Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng :
A. 2 m\(^3\) . B. 2.10\(^{ – 1}\) m\(^3\).
C. 2.10\(^{ – 2}\)m\(^3\). D. 2.10\(^{ – 3}\) m\(^3\) .
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
A |
B |
D |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
C |
C |
D |