Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 1 lớp 7

Sơn La – Kiểm tra cuối kì 1 lớp 7 môn Văn có lời giải: Cảm nghĩ về loài cây em yêu

Giới thiệu tới thầy cô và các em tài liệu bổ ích dưới đây: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 – Sơn La có đáp án. Đề thi gồm có 5 câu tự luận, mời các em tham khảo.

SỞ GD&ĐT SƠN LA

TRƯỜNG PTDTNT THCS VÀ THPT HUYỆN SỐP CỘP   

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- MÔN NGỮ VĂN 7

Năm học 2017 – 2018

 Câu 1: (1 điểm)

     Trình bày nghệ thuật và nội dung chính của văn bản “Sông núi nước Nam” (Lí Thường kiệt) ?

Câu 2: (2 điểm)

 Em hãy so sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến)

Câu 3: (1 điểm)

Advertisements (Quảng cáo)

     Nêu định nghĩa Điệp ngữ? Lấy VD ?

Câu 4: (1điểm)

     Từ in đậm trong câu sau đúng sai như thế nào? Hãy thay từ đó bằng từ thích hợp.

” Con người phải biết lương tâm”

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 5: (5điểm)

Cảm nghĩ về loài cây em yêu.

—————————— Hết———————————–

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

Câu

Đáp án

Điểm
Câu 1

(1 điểm)

 

  * Nghệ thuật chính:

– Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

– giọng thơ dõng dạc đanh thép

* Nội dung:

– Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

– Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

 

Câu 2

(2điểm)

Khác nhau:

– Trong bài “Bạn Đến Chơi nhà” của Nguyễn Khuyến:

+ Ta 1: tác giả (Nguyễn Khuyến)  Ta 2: khách (bạn)

+ Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

– Trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta với ta : đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

+ Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang. Tâm trạng buồn, cô đơn. Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.

 

 

0,5

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

0,5

Câu 3   (1điểm)

 

 

* Nêu định nghĩa điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ.

* VD:        ” Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

                  Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn

(Lưu ý tùy học sinh lấy ví dụ giáo viên phải phân tích ví dụ cho chính xác)

0,5

 

 

 

0,5

 

 

Câu 4

(1 điểm)

 

– Dùng  sai: Sử dụng từ không  đúng nghĩa

– Thay từ: ”  biết  ”  bằng  ” có “

 

0,5đ

0,5đ

Câu 5

(5 điểm)

 

 

 

 

Viết  bài văn về loài cây em yêu

– Thể loại: Văn biểu cảm

– Đối tượng biểu cảm: Loài cây em yêu

– Yêu cầu: Bày tỏ thái độ, tình cảm, suy nghĩ của bản thân về loài cây đó.

a. Mở bài:

– Giới thiệu loài cây em yêu (cây hoa, cây bóng mát, cây ăn quả…) (Nhận biết)

– Ấn tượng chung của em về loài cây đó: Có ích cho con người, gắn với kỉ niệm khó quên  (Nhận biết)

b. Thân bài:

– Cảm nhận về vẻ đẹp của cây: hình dáng, màu sắc… (Thông hiểu)

– Hiểu về lợi ích của loài cây: che nắng, giúp con người bớt mỏi mệt, làm đẹp không gian… (Thông hiểu)

– Biếu cảm về ý nghĩa biểu tượng của loài cây đó đối với đời sống con người: cây bàng, cây phượng là biểu tượng của tuổi học trò…Nhắc đến một vài kỉ niệm sâu sắc giữa bản thân với loài cây  và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó. (Vận dụng)

c. Kết bài:

– Khẳng định tình cảm đặc biệt với loài cây em yêu, có ý thức giữ gìn bảo vệ cây cối, môi trường (Vận dụng)

 

 

0,5

 

0,5

 

 

1

 

1

 

 

 

 

1

 

 

1

Cây phượng

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây ” Hoa học trò.”

   Nhìn  từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve  làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè.

Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt  năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

Advertisements (Quảng cáo)