Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm học 2016 – 2017 khá hay và có đáp án chi tiết. Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở câu trả lời đúng nhất.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: Ngữ Văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở câu trả lời đúng nhất.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
A. Đức tính giản dị của Bác Hồ _ Phạm Văn Đồng
B.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta _ Hồ Chí Minh
C.Sự giàu đẹp của tiếng Việt _ Đặng Thai Mai
D.Ý nghĩa văn chương _ Hoài Thanh
2/ Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B.Miêu tả
C.Nghị luận
D.Biểu cảm
3/ Điền vào chỗ trống các cụm động từ diễn tả sức mạnh của tình yêu nước trong đoạn trích trên.
A……………………………………………………………………….
B……………………………………………………………………….
C……………………………………………………………………….
4/ Câu rút gọn: “ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy” đã lược bỏ thành phần nào?
A. Chủ ngữ
B.Vị ngữ
C.Trạng ngữ
D.Cả chủ ngữ và vị ngữ
5/ Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu: “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”
A. Ở đầu câu
B.Ở giữa câu
C.Ở cuối câu
Advertisements (Quảng cáo)
6/ Trong các câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?
A. Trời mưa tầm tã
B.Gần một giờ đêm
C.Sức người khó lòng địch nổi với sức trời
D.Quan ngồi uy nghi chễm chện
7/ Câu đặc biệt ở câu 6 được dùng để làm gì?
A. Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc
B.Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật
C.Bộc lộ cảm xúc
D.Gọi- đáp
8/ Dấu chấm lửng trong câu: “ Ăn nói thì lèm bèm lèm bèm…” được dùng để làm gì?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc chưa liệt kê hết
B.Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng
C.Làm giản nhịp điệu câu văn chuẩn bị sự xuất hiện từ ngữ mới
Advertisements (Quảng cáo)
D.Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu
9/ Lưu thủy, kim tiền, xuân phong , long hổ là:
A. Bốn nhạc cụ dùng để ca Huế
B.Bốn làn điệu dân ca Huế
C.Bốn nhạc khúc mở đầu đêm ca Huế
D.Bốn động tác của người nhạc công
10/ Trong câu văn: “ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vả, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi” tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh
B.Ẩn dụ
C.Điệp ngữ
D.Liệt kê
11/ Em hãy biến đổi câu chủ động sau thành câu bị động.
A.Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim
B……………………………………………………………
12/ Câu tục ngữ nào sau đây có nội dung nói về lao động sản xuất?
A. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
B.Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
C.Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
D.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ)
13: Theo nội dung bi viết của giáo sư Đặng Thai Mai, tiếng Việt ta giu đẹp về những phương diện nào?
14: Hãy chứng minh rằng: “ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.”
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Mỗi câu đúng 0,25 điểm. Tổng: 3 điểm
CÂU | 1 | 2 | 4 | 5 | 6 |
ĐÁP ÁN | B | C | A | C | B |
CÂU | 7 | 8 | 9 | 10 | 12 |
ĐÁP ÁN | A | B | C | D | C |
Câu 3:
A. nó kết thành làn sóng nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn
B.nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn
C.nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
Câu 11:
B.Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7đ)
Cu 13: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:
– Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
– Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
– Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
– Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
– Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.
14: Hãy chứng minh rằng: “ Bảo vệ mơi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.”
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí , cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người . Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.