[Có đáp án] Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ Văn trường THCS Nguyễn Du: Viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ ngày nay.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG – HỌC KÌ II
MÔN: Ngữ văn – Khối lớp 8
Năm học 2017 – 2018
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (5.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? …”
(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)
Advertisements (Quảng cáo)
- Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Xác định nội dung của đoạn văn bản trên.
- Xác định kiểu câu của các câu (1), (2) và (4) trong đoạn văn. Xác định mục đích nói của các câu đó.
- Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
Kết thúc bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã viết:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Advertisements (Quảng cáo)
Tình yêu quê hương trong xa cách, với Tế Hanh, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ ngày nay.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong đề thi:
1) Đoạn văn trích từ tác phẩm: “Hịch tướng sĩ”.
– Tác giả: Trần Quốc Tuấn.
– Hoàn cảnh ra đời: Vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ hai (1285), nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược” do chính ông biên soạn.
2) Nội dung đoạn văn: Chỉ ra cái hậu quả của giặc ngoại xâm.
3) + Câu 1: Kiểu câu trần thuật; hành động trình bày nhằm phê phán thói hưởng lạc của các tướng sĩ.
+ Câu 2: Kiểu câu cảm thán; hành động bộc lộ cảm xúc thể hiện thái độ đau đớn, xót xa của tác giả.
+ Câu 4: Kiểu câu nghi vấn; hành động bộc lộ cảm xúc nhằm khơi gợi sự đồng cảm của các tướng sĩ.
4) Từ tư tưởng của Hịch tưởng sĩ để thấy rằng không thể làm nên điều gì lớn lao nếu không có khát vọng.
Nêu ước mơ của cá nhân.
Từ ước mơ bày tỏ được thái độ trách nhiệm.
* Hình thức: đảm bảo số câu, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
II. Làm văn
Mở bài: Nếu quan niệm của cá nhân về tình yêu quê hương.
Thân bài:
- Giải thích quan niệm tình yêu quê hương của mình.
- Biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
- Trách nhiệm của bản thân.
Kết bài: Khẳng định tình yêu quê hương là tình cảm đẹp, nâng đỡ tâm hồn con người,…