Câu 1. (5đ) Hãy nối một bộ phận của hệ thân kinh (ở cột A) với chức năng của nó (ở cột B) rồi điền vào phần trả lời (ở cột C)
Các bộ phận (A) |
Chức năng (B) |
Kết quả (C) |
l. Hệ thần kinh vận động. 2. Hệ thần kinh sinh dưỡng. 3. Trụ não. 4. Tiểu não. 5. Não trung gian. |
a. Điều hòa phối hợp các hoạt động phức tạp. |
1 … 2 … 3 … 4 … 5 … |
b. Điều khiển, điều hòa cơ quan nội quan. |
||
c. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều |
||
hòa thân nhiệt. |
||
d. Điều khiển hoạt động của các cơ vân. |
||
e. Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh |
||
dưỡng, sinh sản. |
Câu 2. (5đ) Vì sao gọi là hệ thần kinh vận dụng và hệ thần kinh sinh dưỡng ? So sánh hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
d |
e |
b |
a |
c |
Câu 2. * Hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng:
Advertisements (Quảng cáo)
– Gọi là hệ thần kinh vận động vì hệ thần kinh này điều khiển và điều hòa các cử động của cơ vân và xương, tạo ra sự chuyển động của cơ thể. Đây là những hoạt động có ý thức.
– Gọi là hệ thần kinh sinh dưỡng vì hệ thần kinh này điều khiển và điều hòa các hoạt động của cơ quan sinh dưõng và cơ quan sinh sản. Đây là những hoạt động không có ý thức.
* So sánh hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng:
Advertisements (Quảng cáo)
Giống nhau:
– Đều được cấu tạo từ mô thần kinh bao gồm các noron và tổ chức thần kinh đệm.
– Đều gồm 2 bộ phận là phần trung ương và phần ngoại biên.
– Đều có vai trò điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
Khác nhau:
– Hệ thần kinh vận động (cơ xương) liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt động có ý thức.
– Còn hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh sản và các cơ quan sinh dưỡng. Đó là những hoạt động không có ý thức.