Thế nào là một văn bản biểu cảm?; phát biểu cảm nghĩ về Bác bảo vệ dưới mái trường mà em yêu quý … trong đề thi môn Văn cuối học kì I lớp 7
Đề bài
I. Trắc nghiệm: (2đ) Ghi lại chữ cái trước đáp án đúng nhất.
Câu 1 : Chùm ca dao nào thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người?
A. Những câu hát về tình cảm gia đình.
B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
C. Những câu hát than thân.
D. Những câu hát châm biếm.
Câu 2 : Dòng nào sau đây nêu đúng giá trị nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”- Nguyễn Khuyến?
A. Ngôn ngữ thơ trang nhã, dùng nhiều điển tích, điển cố.
B. Ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu hóm hỉnh, đùa vui…
C .Thể thơ Đường luật, hình tượng thơ đa nghĩa.
D. Giọng điệu dõng dạc, hùng hồn.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3: Ai là tác giả của văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm”?
A. Vũ Bằng B. Xuân Quỳnh C. Minh Hương D. Thạch Lam
Câu 4: Yếu tố “Thiên” nào sau đây không đồng nghĩa với các yếu tố còn lại ?
A. Thiên đình. B. Thiên tử. C. Thiên thư. D. Thiên niên kỉ.
Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây là thành ngữ Hán Việt?
A. Nửa tin nửa ngờ. B. Thập tử nhất sinh.
C. Ngày lành tháng tốt. D. Nước đổ đầu vịt.
Câu 6: Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu: “Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn”
Advertisements (Quảng cáo)
- Dùng lối nói lái. B. Dùng từ trái nghĩa.
- Dùng từ đồng âm. D. Dùng cách điệp âm.
Câu 7: Thế nào là một văn bản biểu cảm?
A. Văn bản kể lại một câu chuyện cảm động.
B. Văn bản bàn luận về một vấn đề của đời sống.
C. Văn bản bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi dậy sự đồng cảm của người đọc
D. Gồm A và B.
Câu 8 : Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm?
A. Tái hiện sự vật và kể việc.
B. Làm giá đỡ, làm nền cho tình cảm, cảm xúc.
C. Giúp thể hiện một ý nghĩa nào đó của cuộc sống.
D. Cả A, B và C.
II. Tự luận (7đ)
Bài 1 (4 điểm):
- a. Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học:
” Cháu chiến đấu hôm nay
………………………………… “
- b. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong khổ thơ trên là ai?
- Chỉ ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên. Viết đoạn văn ngắn từ 7 – 9 câu phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó.
Bài 2 (4 điểm): Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về Bác bảo vệ dưới mái trường mà em yêu quý.