“Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ và cảm thông với số phận đau khổ của họ” là nội dung chính của bài thơ trung đại nào đã học?; Dòng nào nói đúng về nội dung chính của bài thơ “Tiếng gà trưa”? … trong Đề thi môn Văn lớp 7 thi cuối học kì I
Đề bài
I.Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Dòng nào nói không đúng đặc điểm chung về nghệ thuật của ca dao?
A. Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, hoặc lục bát biến thể.
B. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật quen thuộc: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, nói quá…
C. Có hiện tượng trùng lặp kiểu kết cấu toàn bài, kết cấu trong từng dòng, từng hình ảnh.
D. Ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng, mang nét cổ kính.
Câu 2: “Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ và cảm thông với số phận đau khổ của họ” là nội dung chính của bài thơ trung đại nào đã học?
A. Nam quốc sơn hà
B. Phò giá về kinh
C. Bánh trôi nước
D. Bạn đến chơi nhà
Câu 3: Dòng nào nói đúng về nội dung chính của bài thơ “Tiếng gà trưa”?
A. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu
B. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước
C. Tình yêu những sự vật giản dị chốn làng quê
D. A và B
E. Cả A, B, C
Câu 4: Văn bản “Mùa xuân của tôi” (Vũ Bằng) thuộc thể loại nào?
A.Truyện ngắn
B. Kí
Advertisements (Quảng cáo)
C. Tùy bút
D. Hồi kí
Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
A. Điệp ngữ nối tiếp
B. Điệp ngữ cách quãng
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
D. Điệp ngữ liên tiếp
Câu 6: Bước nào sau đây không thuộc các bước làm bài văn biểu cảm?
A. Tìm hiểu đề, xác định đối tượng biểu cảm và nội dung biểu cảm
B. Xác định sự việc chính và các nhân vật có liên quan
C. Lập dàn ý, sắp xếp các ý biểu cảm theo bố cục
D. Viết bài, sử dụng từ ngữ, câu văn biểu cảm để trình bày những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng.
II. Tự luận:(7 điểm)
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 1: (3 điểm) Cho đoạn thơ sau:“Trên đường hành quân xa”
a, Hãy chép 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
b, Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản?
c, Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trên.
Bài 2: (4 điểm) Chọn 1 trong 2 đề:
Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
Đề 2: Biểu cảm về một món ăn ngon của Hà Nội mà em đã từng được thưởng thức.