Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 1 lớp 7

Gửi tới các em Đề thi kỳ 1 Ngữ Văn lớp 7 – THCS Bình Giang 2017: Cảm nghĩ về bà của em

Nhằm giúp cho quá trình ôn tập và củng cố lại kiến thức môn Văn lớp 7 của các em trở nên thuận tiện hơn, xin được gửi tới em: Đề thi kỳ 1 môn Văn lớp 7 trường THCS Bình Giang năm 2017 – 2018 có đáp án.

Phòng GD&ĐT Hòn Đất

Trường THCS Bình Giang

Môn:  Ngữ văn – Khối: 7

Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)

Phần I. Văn: (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt : (2 điểm)

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của  phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Advertisements (Quảng cáo)

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

( Trích Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn: (6 điểm)                                   

Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em.

——– HẾT ———-

LỜI GIẢI CHI TIẾT

 

Đáp án

Biểu điểm
Văn

Câu 1

 

 

 

 

Câu 2

 

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Sông núi nước Nam vua Nam ở.

Vằng vặc sách trời chia sứ sở.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây.

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

– Bài thơ “ Sông núi nước Nam “ được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bằng thơ vì : Bài  thơ đã khẳng định được nền độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam : Nước Nam có sông núi riêng, lãnh thổ riêng, có nền độc lập chủ quyền riêng, có vua nước Nam là người đứng đầu cai quản. Bài thơ còn lên tiếng cảnh báo đanh thép, lời nói quyết tâm bảo vệ đất nước trước  kẻ thù xâm lược.

– Nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mình : Chăm ngoan, học giỏi, trở thành người có ích để giữ gìn, bảo vệ đất nước …

 

(0,25điểm) (0,25điểm) (0,25điểm) (0,25điểm)

(0,5điểm)

(0,5điểm)

Tiếng Việt

Câu 1

 

 

 

Câu 2

 

 

– Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) trong nói hoặc viết. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

– Tìm đúng  phép điệp ngữ :  điệp từ  “nghe” 3 lần.

Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy  xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

 

(1.0 điểm)

(0,5điểm)

(0,5điểm)

Tập làm văn a. Mở bài :

– Giới thiệu về đối tượng biểu cảm.

– Cảm xúc chung về đối tượng (Bà là người mà em yêu kính nhất)

b. Thân bài:

– Miêu tả những nét tiêu biểu:

+ Bà đã hơn 70 tuổi, sức khoẻ vẫn dẻo dai.

+ Mái tóc bạc búi cao, gương mặt phúc hậu, đôi mắt hiền từ, nụ cười độ lượng.

– Bộc lộ những suy nghĩ của em.

– Bà rất yêu thương con cháu.

– Bà tần tảo đảm đang nuôi các con nên người.

– Giúp các con nuôi dạy cháu chăm ngoan.

– Thái độ của mọi người đối với bà:

+  Mọi người đều yêu quý và kính trọng bà.

– Kể lại, nhắc lại một vài nét về đặc điểm (thói quen) tính tình và phẩm chất của người ấy.

– Tình cảm của em đối với bà: Bà là chỗ dựa tin cậy của em.

– Em thường xin ý kiến bà trong mọi công việc.

– Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy.

– Nêu lên những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và bà.

c. Kết bài:

– Cảm nghĩ về bà: Trong vòng tay che chở, đùm bọc của bà, em thấy vô cùng hạnh phúc.

– Tài sản quý báu nhất mà bà để lại  cho con cháu là nếp sống. Ấn tượng cảm xúc của em về bà.

 Có bài làm tham khảo

 

(0.5 điểm)

(0.5 điểm)

(0.25 điểm)

(0.25 điểm)

(0.25 điểm)

(0.25 điểm)

(0.25 điểm)

(0.25 điểm)

(0.25 điểm)

(1.0 điểm)

(0.25 điểm)

(0.25 điểm)

(0.25 điểm)

(0.5 điểm)

(0.5 điểm)

(0.5 điểm)

Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Advertisements (Quảng cáo)