I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
1.. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Điều nào sau đây không đúng đối với ếch ?
A. Động vật biến nhiệt
B. Đẻ trứng, thụ tinh trong
C. Thuộc lớp Lưỡng cư
D. Chi sau có màng bơi
2. Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với hệ thần kinh của ếch là do:
A. Não trước phát triển
B. Tiểu não phát triển
C. Não trước và thuỳ thị giác phát triển
D. Não trước và tiểu não phát triển.
3. Cách bắt mồi nào sau đây là của loài báo ?
A. Đuổi mồi và bắt mồi
B. Rình và vồ mồi
C. Tìm mồi
D. Cả A. B, C đều sai
4. Ở thỏ, trứng thụ tinh trong và phát triển thành phôi ở:
A. Tử cung
Advertisements (Quảng cáo)
B. Thành tử cung
C. Ống dẫn trứng
D. Cả A, B và C đều sai.
2.. Hãy điền chữ “Đ” (nếu đúng) và chữ “S” (nếu sai) vào ô trong các câu dưới đây:
a. Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay.
b. Vịt trời được xếp vào nhóm chim bơi
c. Đà điểu có cấu tạo thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và
sa mạc khô nóng và được xếp vào nhóm chim bay
d. Chim cánh cụt có bộ lông dày để giữ nhiệt, sống ở các bờ biển.
e. Chim cú lợn có bộ lông mềm, bay nhẹ nhàng, mắt tinh, săn mồi về ban ngày
f. Chim ăn thịt và ăn xác thối có bàn chân khoẻ, móng sắc, cong để tăng độ
bám và giữ chặt con mồi
g. Chim ăn hạt, hút mật và ăn côn trùng: bàn chân có 4 ngón, có 1 ngón
Advertisements (Quảng cáo)
hướng ra sau, có thể điều chỉnh một trong các ngón để đậu được.
h. Chim bơi được: bàn chân có màng bơi giống bơi chèo, hoạt động tốt trong
nước nhưng chậm chạp trên cạn
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
2. Vì sao nói: vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
3. Nêu vai trò của Thú. Cho ví dụ. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển ?
I. TRẮC NGHIỆM: (4 đ)
1.
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
D |
B |
A |
2. – Câu đúng (Đ): a, f, g, h;
– Câu sai (S): b, c, d, e.
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:
– Thân hình thoi : giảm sức cản không khí khi bay
– Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
– Chi sau 3 ngón truớc, 1 ngón sau: giúp chim đậu và hạ cánh
– Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng làm tăng diện tích cho cánh chim và đuôi chim
– Lông tơ có các sợi mảnh làm thành chùm lông xốp: giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ
– Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng: làm đầu chim nhẹ
– Cổ dài khớp đầu với thân: phát huy tác dụng cùa các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
2. Nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày vì:
Đa số chim đi kiếm mồi về ban ngày. Đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm mồi về ban đêm, nên bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày.
3. * Vai trò của Thú. Cho ví dụ:
– Cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung của hươu nai, xương (hổ, gấu…), mật gấu.
– Nguyên liệu đề làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hổ, báo…), ngà voi. sừng (tê giác, trâu, bò…), xạ hương (tuyến xạ hươu xạ, cầy giông, cầy hương)
– Vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ…)
– Thực phẩm: gia súc (lợn. bò, trâu…)
– Cung cấp sức kéo quan trọng: trâu, bò, ngụa, voi…
– Nhiều loài thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng…có ích vì đã tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông ngiệp và lâm nghiệp.
* Vì những giá trị kinh tế quan trọng, nên thú đà bị săn bắt, buôn bán, số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng, do đó cần có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ sinh vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay.