Bài 1,2,3 trang 150; bài 4,5 trang 151 : Ôn tập về số thập phân
1. Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ trong số đó:
63,42 ; 99,99 ; 81,325 ; 7,081.
+ Số 63, 42 đọc là: Sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai.
– 63 là phần nguyên, 42 là phần thập phân.
– Chữ số 6 chỉ 6 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị, chữ số 4 chỉ 4 phần mười, chữ số 2 chỉ 2 phần trăm.
+ Số 99,99 đọc là: Chín mươi chín phẩy chín mươi chín.
– 99 (trước dấu phẩy) là phần nguyên, 99 (sau dấu phẩy) là phần thập phân.
– Kể từ trái sang phải: 9 chỉ 9 chục, 9 chỉ 9 đơn vị, 9 chỉ 9 phần mười, 9 chỉ 9 phần trăm.
+ Số 81,325 đọc là: Tám mươi mốt phẩy ba trăm hai mươi lăm.
Advertisements (Quảng cáo)
– 81 là phần nguyên, 325 là phần thập phân.
– Kể từ trái sang phải: 8 chỉ 8 chục, 1 chỉ 1 đơn vị, 3 chỉ 3 phần mười, 2 chỉ 2 phần trăm, 5 chỉ 5 phần nghìn.
+ Số 7,018 đọc là: Bảy phẩy không trăm tám mươi mốt.
– 7 là phần nguyên, 081 là phần thập phân.
– Kể từ trái sang phải: 7 chỉ 7 đơn vị, 0 chỉ 0 phần mười, 8 chỉ 8 phần trăm, 1 chỉ 1 phần nghìn.
2. Viết số thập phân có:
Advertisements (Quảng cáo)
a) Tám đơn vị, sáu phần mười, năm phần trăm (tức là tám đơn vị và sáu mươi lăm phần trăm).
b) Bảy mươi hai đơn vị, bốn phần mười, chín phần trăm, ba phần nghìn (tức là bảy mươi hai đơn vị và bốn trăm chín mươi ba phần nghìn).
c) Không đơn vị, bốn phần trăm.
a) 8,65 ; b) 72,493 ; c) 0,04.
Bài 3 trang 150: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của mỗi số thập phân để các số thập phân dưới đây đều có hai chữ số ở phần thập phần.
74,6 ; 284,3 ; 401,25 ; 104.
74,60 ; 284,30 ; 401,25 ; 104,00.
Lưu ý: Khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập
phân của một số thập phân thì được một số thập
phân bằng nó.
Bài 4 trang 151. Viết các số sau dưới dạng số thập phân:
5. Điền dấu < = > thích hợp vào chỗ trống:
78,6 > 78,59 28,300 = 28,3
9,478 < 9,48 0,916 > 0,9