Trang Chủ Lớp 8 Bài tập SGK lớp 8

Giải bài 1,2,3,4,5 trang 212 Sinh học 8: Ôn tập – Tổng kết

Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 212 Sinh Học lớp 8: Ôn tập – Tổng kết

Bài 1: Cơ thể có những cơ chế sinh lí nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể ?

Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong máu, nước mô) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể. Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào ; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào ; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào…
Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường.


Bài 2: Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh bằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ? Cho ví dụ minh họa.

Advertisements (Quảng cáo)

Cơ thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ.
Chẳng hạn khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run).
(Học sinh có thể lấy nhiều ví dụ khác).
Ở người, ngoài các phản xạ tự nhiên (PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ (PXCĐK) như sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt, lò sưởi..


Bài 3: Cơ thể điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường trong mọi lúc, ở mọi nơi bằng cách nào ? Cho ví dụ minh họa.

Sự điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường tùy nhu cầu của cơ thể trong từng lúc, ở từng nơi nhờ cơ chế điều hòa và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm, đối giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.
Chẳng hạn, khi lao động nhịp tim tăng, thở gấp, người nóng bừng, mồ hỏi toát đầm đìa…, lúc nghỉ mọi hoạt động lại dần trở lại bình thường.
(Học sinh có thể nêu nhiều ví dụ khác).


Bài 4: Để có thể tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh không phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cần phải chú ý những gì ?

Để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc không phải nạo phá thai ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập đối với lứa tuổi học sinh cần :
– Giữ quan hệ tình bạn lành mạnh.
– Phải nắm vững những điều kiện cần cho sự thụ tinh và làm tổ của trứng đã thụ tinh để tránh mang thai hoặc phải nạo phá thai. Khi không kiềm chế được sự ham muốn phải biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai.


Bài 5: Trình bày tính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể thông qua một số ví dụ tự chọn.

Các em chọn các ví dụ phải thể hiện rõ sự tham gia của các hệ cơ quan trong cơ thể dưới sự chỉ đạo thống nhất của hệ thần kinh.

Advertisements (Quảng cáo)