I. TRẮC NGHIỆM (3,0đ)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7:
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõhi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bồng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
1.Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
A. Những ngày thơ ấu
B. Lão Hạc
C. Tắt đèn
D. Tôi đi học
2.Tác giả của văn bản có đoạn văn trên là ai?
A. Nam Cao
B. Ngô Tất Tố
C. Nguyên Hồng
D. Thanh Tịnh
3.Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm
4.Người xưng “tôi” trong đoạn văn là ai?
A. Bé Hồng
B. Bà cô
C. Mẹ
D. Người họ nội
5.Câu nào dưới đây diễn tả đúng nhất nội dung chính của đoạn văn trên?
A. Cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ
B. Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ
Advertisements (Quảng cáo)
C. Cảm xúc của mẹ khi gặp được bé Hồng
D. Hình ảnh về người mẹ của bé Hồng
6.Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ ?
A. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?
B. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
C. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
D. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
7.Đoạn văn trên không có câu chủ đề, đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
8.Từ ngữ nào diễn tả đúng nhất tâm địa bà cô của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ
A. Xấu xa, đê tiện
B. Lắm lời, thích phỉ báng
C. Hiểm độc và tàn nhẫn
D. Ghen ghét, nhẫn tâm
9.Cách hiểu nào đúng với tâm trạng bé Hổng được miêu tả trong câu văn: Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm…?
A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.
Advertisements (Quảng cáo)
B. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình
C. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
1.0. Câu văn Tôi cười dài trong tiếng khóc nói lên tâm trạng gì của bé Hồng?
A. Quá xót xa cho mẹ
B. Đau đớn và cảm thông vì yêu thương mẹ, căm giận những cổ tục đã đày đoạ mẹ của mình
C. Cố tình chế giễu người cô để che giấu việc mình đang khóc
D. Muốn người cô động lòng thương với mình và mẹ của mình
1.1. Nhận định nào sau đây không đúng về bé Hồng?
A. Sớm chịu nhiều khổ đau, mất mát
B. Tinh tế, nhạy cảm
C. Yêu thương mẹ sâu nặng
D. Đa cảm và không cởi mở
1.2. Dòng nào dưới đây không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ
A. Giàu chất trữ tình
B. Sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc
C. Nghệ thuật châm biếm sắc sảo
D. Miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật
II.TỰ LUẬN (7,0đ)
1.. (2,0đ)
a. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
b. Tìm những từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn sau:
Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong trong ánh chớp, nhoáng nhoàng sáng loà và tiêhg sấm ì ầm lúc gần lúc xơ…
Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra, đóng vào rầm rầm.
(Theo Trần Hoài Dương)
2.Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của ba văn bản đã học: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. (5,0đ)
I. TRẮC NGHIỆM
1 – A |
2 – C |
3 – D |
4 – A |
5 – A |
6 – C |
7 – B |
8 – C |
9 – D |
10 – B |
11 – D |
12 – C |
II. TỰ LUẬN
1.
a) Nêu khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh.
– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
– Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
b) Những từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn
– Từ tượng hình: nhoáng nhoàng, ngả nghiêng, nghiêng ngả.
– Từ tượng thanh: ầm ầm, xối xả, ì ầm, rầm rầm.
2..
Giống nhau:
– Thể loại: Đều là văn bản tự sự hiện đại.
– Thời gian ra đời: Trước Cách mạng, trong giai đoạn 1930 – 1945.
– Đề tài chủ đề: Con người và cuộc sống xã hội đương thời của các tác giả, đi sâu vào miêu tả số phận của những con người cực khổ bị vùi dập.
– Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng tình cảm, những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của con người, tố cáo những gì tàn ác xấu xa.
– Giá trị nghệ thuật: Bút pháp chân thực, hiện thực gần gũi với đời sống, ngôn ngữ rất giản dị, cách kể chuyện và miêu tả, tả người, tả tâm lí rất cụ thể, hấp dẫn.
Khác nhau:
STT |
Tên văn bản |
Nội dung chủ yêu |
Đặc sắc nghệ thuật |
1 |
Trong lòng mẹ |
Nỗi đắng cay, tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng khi xa mẹ và được ở trong lòng mẹ. |
Kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Văn hồi kí chân thực, trữ tình thiết tha. |
2 |
Tức nước vỡ bờ |
– Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. – Ca ngợi phẩm chất cao đẹp và sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ nông dân. |
– Xây dựng nhân vật, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động trong thế tương phản với các nhân vật khác. – Miêu tả hiện thực, chân thực, sinh động. |
3 |
Lão Hạc |
– Số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám 1945. – Phẩm chất cao quý của họ, thái độ trân trọng của tác giả đối với họ. |
– Khắc hoạ nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. – Cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt, ngôn ngữ giản dị, miêu tả chân thật đậm triết lí trữ tình. |