Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 1 lớp 7

Kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 7: Trùng biến hình di chuyển nhờ đâu ?

Kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 7. Trong số ba lớp của ngành chân khớp (Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất ? Trình bày vai trò của lớp này, lấy ví dụ.

I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

1. Hãy lựa chọn những đặc điểm ở cột B ghép với các ngành ở cột A sao cho phù hợp và điền vào phần trả lời:

Các ngành (A)

Đặc điểm (B)

Trả lời (C)

 l. Giun đất

2. Chân khớp

3. Thân mềm

4. Động vật nguyên sinh

5. Giun dẹp

6. Ruột khoang

a, Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức

năng sống của cơ thể.

b, Cơ thể đa bào, đối xứng 2 bên, phân đốt, có thể xoang,

bắt đầu có hệ tuần hoàn, ống tiêu hoá phân hoá

c, Cơ thể đa bào, có đối xứng 2 bên, ruột phân nhánh,

chưa có hậu môn.

d, Cơ thể đa bào, có đối xứng hai bên, có bộ xương ngoài bằng kitin, cơ thể phân đốt, chân phân đốt.

e, Cơ thể đa bào, đối xứng tỏa tròn, ruột dạng ruột túi

g, Cơ thể đa bào, đối xứng 2 bên, thân mềm, không phân đốt, có khoang áo, hệ tiêu hoá phân hoá, thường có vỏ đá vôi.

h, Cơ thể đa bào có đối xứng 2 bên, ruột thẳng chưa có hậu môn.

 

1……….

2……….

3………..

4…………

5………….

6…………

2.. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trùng biến hình di chuyển nhờ:

A. Nhờ roi

B. Nhờ lông bơi

C. Nhờ chân giả

D. Không có cơ quan di chuyển

2. Đặc điểm khác biệt của sứa so với san hô là:

A. bơi lội                B. sống bám

C. Sống đơn độc      D. Cả A và C đúng.

3. Giun tròn khác giun đốt ở đặc điểm nào ?

A. Cơ thể hình trụ

B. Thuôn hai đầu

C. Sống kí sinh hay tự do

D. Không có đốt

4. Trai làm sạch nước như thế nào?

A. Hút nước và lấy cặn bẩn làm thức ăn

B. Lọc các cặn vẩn trong nước

C. Tiết chất nhờn kết các cặn vẩn làm chúng lắng xuống đáy bùn

Advertisements (Quảng cáo)

D. Cả A, B và C đều đúng.

5. Tôm dinh dưỡng như thế nào ?

A. Thức ăn của tôm là động, thực vật (cả mồi sổng và chết)

B. Tôm nhận biết thức ăn nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển. Tôm dùng đôi càng bắt mồi.

C. Thức ăn qua miệng và hầu, đến dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào thức ăn được tiêu hoá và sự hấp thụ thức ăn xảy ra ở ruột.

D. Cả A, B và D đều đúng.

II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu l. Trong số ba lớp của ngành chân khớp (Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất ? Trình bày vai trò của lớp này, lấy ví dụ.

2. Vì sao nói san hô chủ yếu là có lợi ? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì ?

3. Trình bày hình dạng và cấu tạo của cơ thể trai ? Vai trò của ngành Thân mềm trong tự nhiên.

I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

1. 1- b, 2 – d, 3 – g, 4 – a, 5 – c, 6 – e.

Advertisements (Quảng cáo)

2.

1

2

3

4

5

C

D

D

D

D

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. * Trong số ba lớp của ngành Chân khớp (Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất

* Vai trò:

– Làm thực phẩm:

+ Thực phẩm đông lạnh: tôm sú, tôm he…

+ Thực phẩm khô: tôm he,…

+ Nguyên liệu để làm mắm: tôm, tép…

+ Thực phẩm tươi sống: tôm, cua…

– Xuất khấu: tôm hùm, tôm sú…

– Có hại cho giao thông thuỷ: con sun…

– Kí sinh gây hại cá: chân kiếm kí sinh…

2. * San hô chủ yếu là có lợi:

–  Ấu trùng của san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều động vật biển.

– Các loài san hô tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô …là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương.

– Người ta bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm huỷ hoại phần thịt của san hô, còn lại là bộ xương bằng đá vôi chính là vật trang trí.

3. * Hình dạng và cấu tạo của cơ thể trai:

– Vỏ trai:

+ Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với hai cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.

+ Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.

– Cơ thể trai:

+ Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết ra lớp vỏ đá vôi

+ Mặt trong áo tạo thành khoang áo là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai.

+ Tiếp đến là 2 tấm mang ở mỗi bên. Ở trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai và phía ngoài là chân trai

* Vai trò của ngành Thân mềm trong tự nhiên:

– Làm thực phẩm cho người: nghêu, sò, ốc, hến, mực…

– Làm thức ăn cho động vật khác: ốc bươu vàng…

– Làm đồ trang sức, trang trí: trai, nghêu, sò…

– Làm sạch môi trường nước: trai,…

– Có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng,…

– Làm vật chủ trung gian truyền bệnh: ốc,…

– Có giá trị xuất khẩu: mực, sò huyết, ốc hương,…

– Có giá trị về mặt địa chất: ốc…

Advertisements (Quảng cáo)