1. (3đ)
1. Chép thuộc khổ thơ thứ 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. (1đ)
2. Phân tích cái hay, cái đẹp của khổ thơ này. (2đ)
2. Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách diễn dịch hay quy nạp?
“Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy…”.
(Hồ Chí Minh)
3. (5đ)
Bác Hồ dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”
Hãy giải thích ngắn gọn lời dạy trên và chứng minh đó là một quan niệm đúng đắn.
Gợi ý làm bài thi:
1.
1. Chép thuộc khổ thơ thứ 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Advertisements (Quảng cáo)
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
2. Phân tích cái hay, cái đẹp của khổ thơ này.
Advertisements (Quảng cáo)
– Đây là khổ thơ hay nhất trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
– Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện như một nỗi niềm lay tỉnh và khêu gợi nỗi nhớ trào lên trong lòng mãnh thú: “nào đâu những”, “đâu những ngày”, “đâu những bình minh”, “đâu những chiều”,…
– Đoạn thơ tráng lệ nói về bốn nỗi nhớ của chúa sơn lâm: nhớ triền miên ngày và đêm, sớm và chiều, mưa và nắng, thức và ngủ, lúc say mồi và lúc lặng ngắm, lúc đợi chờ.
– Cái hay của câu thơ gắn liền với nhạc và họa. Tái hiện lên bức tranh tứ bình mà nhân vật trung tâm là chúa sơn lâm: mơ mộng, trầm ngâm, chiêm nghiệm, tung hoành…
– Sự kết hợp giữa câu cảm thán với câu hỏi tu từ thể hiện tiếng than của một “hùm thiêng sa cơ”, của một kẻ phi thường thất thế, một tiếng thở dài của lớp người khao khát tự do:
“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
2.
– Câu văn chứa luận điểm, đó là câu: “Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy“
– Đoạn văn trên được viết theo cách quy nạp
Câu 3:
1. Học hỏi là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
2. Lời dạy bảo của Bác có ý nghĩa khuyên chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời trong nhà trường và ngoài xã hội.
3. Đây là một quan điểm đúng đắn nhất, bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước.
4. Lời nhận định có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý.
5. Mỗi học sinh phải xác định cho mình động cơ học tập là vì Tổ quốc, vì nhân dân; học để trở thành người lao động mới có khả năng, trình độ để phục vụ đất nước.
* Một số dẫn chứng minh họa cho vấn đề nghị luận:
1. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. (Danh ngôn)
2.Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc. (Ngạn ngữ Gruzia)
3. Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học. (Đác-uyn)
4. Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng. (Kalinin)
5. Học khôn, học đến chết
Học khéo, học đến già. (Tục ngữ Thái)