Trang Chủ Lớp 7 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 7

Kiểm tra 45 phút môn Sinh học lớp 7: Thằn lằn bóng đuôi dài có da khô và vảy sừng bao bọc có tác dụng gì ?

Kiểm tra 45 phút môn Sinh học lớp 7. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

I. TRẮC NGHIỆM: (4 đim)

1. Ghép những thông tin ở cột A vói cột B sao cho phù hợp rồi ghi vào phần trả lời ở bên dưới:

Tên lp (A)

Đặc đim cấu tạo (B)

1. Lưỡng cư

a. Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm

2. Bò sát

b. Dầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

3. Chim

c. Da khô, có vảy sừng bao bọc

4. Thú

d. Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng

Trả lời: 1………… ; 2…………. ; 3………….. ; 4…………..

2.. Hãy chọn phương án trả li đúng nhất:

1. Thằn lằn bóng đuôi dài có da khô và vảy sừng bao bọc có tác dụng:

A. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

B. Giảm ma sát giữa da với mặt đất

C. Giúp thuận lợi trong động tác di chuyển

D. Cả A, B, C đều đúng

2. Đẻ trứng cỏ vỏ đá vôi, ấp trứng và nuôi con bằng sữa điều này là đặc điểm của lớp:

A. Lưỡng cư                 B. Bò sát

C. Chim                         D. Thú

3. Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng:

A. Giúp ếch đẩy nước khi bơi

B. Giúp ếch dễ thở khi bơi

C. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy

D. Giảm sức cản của nước khi bơi

Advertisements (Quảng cáo)

4. Thú móng guốc được xếp vào hộ Guốc chẵn là:

A. Lợn, bò              B. Bò, ngựa

C. Hươu, tê giác     D. Voi, hươu

3.. Lựa chọn những từ sau: Tuyến phao câu, thai sinh, thụ tinh ngoài, thụ tinh trong điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau.

1. Ếch đẻ trứng và………… phát triển có biến thái.

2. Bò sát có cơ quan giao phổi…………. ; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi

bao bọc, giàu noãn hoàng.

3…………… của chim bồ câu tiết chất nhờn khi chim ria lông làm lông mịn, không thấm nước.

4. Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất, có hiện tượng………… và nuôi con bằng sữa mẹ.

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm.

3. Nêu vai trò thực tiễn của thú.

I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

1. 1. b ; 2. c ; 3. d ; 4. a

2.

1

2

3

4

A

C

D

A

3. 1. thụ tinh ngoài.                                 2. thụ tinh trong.

3. Tuyến phao câu.                              4. thai sinh

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. – Thân hình thoi : giảm sức cản không khí khi bay

– Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

– Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau: giúp chim đậu và hạ cánh

– Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng tăng diện tích cho cánh chim và đuôi chim

– Lông tơ có các sợi mảnh làm thành chùm lông xốp: giỡ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

– Cổ dài khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông

2. – Thú ăn sâu bọ: Mõm dài, răng nhọn, răng hàm có 3 – 4 mấu nhọn.

– Gặm nhấm: Răng cửa sắc lớn, có khoáng trống hàm, thiếu răng nanh.

– Ăn thịt:

+ Răng cửa ngắn sắc: róc xương

+ Răng nanh lớn, dài, nhọn: xé mồi

+ Răng hàm có nhiều màu dẹp bên, sắc: cắt nghiền mồi

3. Vai trò thực tiễn của thú:

– Cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung của hươu nai, xương (hổ, gấu…), mật gấu.

– Nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hổ, báo…), ngà voi, sừng (tê giác, trâu, bò…), xạ hương (tuyến xạ hươu, cây giống, cây hương)

– Vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ…)

– Thực phẩm: gia súc (lợn, bò, trâu…)

– Cung cấp sức kéo quan trọng: trâu, bò, ngựa, voi…

– Nhiều loài thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng,… có ích vì đã tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.

Advertisements (Quảng cáo)