I.TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Cấu tạo sán lông ?
A. Cơ thể hình lá. hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng.
B. Đầu bàng, đuôi hơi nhọn
C. Miệng nằm ở mặt bụng, có nhánh ruột, chưa có hậu môn.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2. Thuỷ tức di chuyển bằng những cách nào ?
A. Di chuyển bằng roi bơi và lông bơi
B. Di chuyển bằng sâu đo
C. Di chuyển kiểu lộn đầu.
D. Câu B và C
Câu 3. Cách sinh sản của trùng roi ?
A. Trùng roi xanh sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể.
B. Trùng roi xanh sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
C. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 4. Trùng biến hình có cấu tạo và di chuyển như thế nào ?
A. Là cơ thể đơn bào đơn giản nhất.
B. Cơ thể gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân
C. Di chuyển nhờ dòng nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5. Amip là loại trùng roi, đế giày hay biến hình ?
A. Trùng roi
B. Trùng đế giày
C. Trùng biến hình
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 6. Vi sinh vật nào sau đây vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng ?
A. Trùng roi
B. Trùng đế giày
C. Trùng biến hình
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 7. Khi nào vi sinh vật kết bào xác ?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Khi môi trường không có thức ăn
B. Khi khí hậu không phù hợp
C. Khi gặp bất lợi về điều kiện sống.
D. Khi môi trường sống thiếu nước
8. Động vật nguyên sinh là những động vật cấu tạo…………… xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, nhưng khoa học lại phát hiện chúng tương đối muộn.
A.chỉ gồm một tế bào.
B. gồm nhiều tế bào
C. rất đơn giản
D. Hiển vi
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào ? Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ?
2. Phân biệt thành phần tế bào lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng của từng loại tế bào này ?
3. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn ?
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
|
|
X |
|
|
X |
|
X |
B |
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
|
|
|
|
X |
|
X |
|
D |
X |
X |
|
X |
|
|
|
|
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. * Sự giống và khác nhau về dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét:
– Giống nhau: Kí sinh trên sinh vật khác
– Khác nhau:
Trùng kiết lị |
Trùng sốt rét |
Nuốt và tiêu hoá hồng cầu để sinh trưởng và sinh sản. |
Chui vào trong hồng cầu, dùng chất dinh dưỡng của hồng cầu để sinh trưởng, sinh sản rồi phá hồng cầu chui ra. |
*Trùng kiết lị có hại với sức khoẻ con người.
Người bị kiết lị thường mất nước nghiêm trọng, khả năng hồi phục của ruột sau khi bị viêm nhiễm rất thấp làm cho người bệnh bị suy kiệt. Nếu trùng có quá nhiều trong cơ thể có thể gây hại ở những bộ phận liên quan trong hệ tiêu hoá.
Câu 2. Phân biệt thành phần tế bào lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thuỷ tức và chức năng cùa từng loại tế bào này:
Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào:
– Lớp trong:
Tế bào |
Cấu tạo |
Chức năng |
Mô cơ – tiêu hoá |
Tế bào có 2 roi, có không bào tiêu hoá. |
Tiêu hoá thức ăn |
– Lớp ngoài:
Tế bào |
Cấu tạo |
Chức năng |
Mô bì – cơ |
– Mô che chở – Mô liên kết tạo sợi cơ dọc |
-Che chở, bảo vệ |
Gai |
– Tế bào hình túi có gai cảm giác -Tế bào gai rỗng dài, nhọn, cuộn xoắn lộn vào trong. |
– Phóng chất độc vào con mồi. |
Thần kinh |
-Tế bào hình sao có gai nhô ra ngoài, phía trong toả nhánh |
– Tạo nên mạng thần kinh hình lưới |
Sinh sản |
– Tế bào tuyến hình cầu (cái) – Tế bào tuyến hình vú (đực) |
– Sinh sản hữu tính tạo thuỷ tức mới. |
3. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn:
Giun đũa, giun kim, giun móc câu…thuộc ngành Giun tròn, có các đặc điểm chung như:
– Cơ thể hình trụ thường thuôn 2 đầu
– Đa số có vỏ cuticun, có khoang cơ thể chưa chính thức
– Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
– Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.