Liệt kê
I. Thế nào là phép liệt kê?
Câu hỏi 1. Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm) SGK trang 104 có gì giống nhau.
Điểm giống nhau của các bộ phận in đậm về ý nghĩa và cấu tạo:
– Về cấu tạo: Giữa các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự
– Về ý nghĩa: các bộ phận in đậm cùng miêu tả những vật dụng sang trọng bày la liệt bên quan phủ
Câu hỏi 2. Việc tác giả nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự nêu trên có tác dụng gì?
Việc tác giả nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự nêu trên có tác dụng làm nổi bật tính cách của một viên quan phủ “lòng lang dạ thú hợm hĩnh” thích khoe của. Y ăn chơi hưởng lạc trong tình trạng dân đen đang rơi vào cảnh “nghìn sầu muôn thảm” sao cho xiết.
II. Các kiểu liệt kê
1. Phép liệt kê ở:
– câu b, cấu tạo theo từng cặp.
– câu a, cấu tạo không theo từng cặp
2.
a) Nếu đảo thứ tự của utre, nứa, trúc, mai, vầu” thì các loài nhà tre từ xa lạ đốn gần gũi thân thuộc. Nếu giữ nguyên thì nòi giống nhà tre sẽ được người đọc cảm nhận từ những cây quen thuộc đến những cây chưa quen biết nhiều, còn xa lạ.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Nếu đảo ngược hai đoạn in đậm thì đây là kiểu liệt kê không tăng tiến Nếu giữ nguyên bản thì nó là liệt kê tăng tiến.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm “yêu nước là một truyền thống quý báu của ta”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy.
– Tác giả liệt kê về sức mạnh của tinh thần yêu nước: “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
– Tác giả liệt kê về những trang sử vẻ vang trong quá khứ: “Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung”
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:
a) Sức mạnh của tinh thần yêu nước.
b) Lòng lự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc
Advertisements (Quảng cáo)
c)Sự đồng lâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp. Chẳng hạn để làm sâu sắc và đầy đủ ý a) tác giả đã dùng liệt kê:
– nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ. to lớn.
– nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn.
– nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
Bài tập 2. Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích ở SGK trang 106
a) Trong đoạn này lác giả dùng hai lần phép liệt kê.
– Lần 1: dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
– Lần 2:
+ Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mật đường nóng bỏng.
+ Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm.
+ Những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm.
+ Cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời.
+ Một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.
b) Phép liệt kê gồm:
Dòng thơ 2: Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Dòng thơ 3: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Bài tập 3. Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê
a. Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi
b. Trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà em vừa học
c. Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
a. Trong giờ ra chơi, trên sân trường các bạn chơi nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền, bắn bi, chơi cầu lông… Tất cả hòa vào nhau thật đông vui, náo nhiệt
b) Va-ren nói sẽ đem đến tự do cho Phan Bội Châu và tay nâng cái gông trên cổ Phan; hắn yêu cầu Phan phải trung thành và bán rẻ mình làm tay sai cho nước Pháp; hắn bày tỏ sự trân trọng Phan và muốn cùng Phan hợp tác để mị dân Việt Nam; hắn yêu cầu cụ Phan bỏ ý nghĩ phục thù để cộng tác với người Pháp… Hàng loạt những lời nói của Va-ren, bị cái im lặng của cụ Phan khinh bỉ. Đó là những trò lố bịch đáng khinh tởm.
c) Hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc đã hiện lên là một nhà cách mạng vĩ đại; một trái tim yêu nước nồng nàn; một đấng thiên sứ xá thân cho độc lập, tự do của dân tộc; một con người dùng sự im lặng để khỉnh bỉ những lời ngon ngọt từ một tên phân hội nay đã là toàn quyền Va-ren.