1. (4 điểm): Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:
(…) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…
(…) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. (…)
(Ngữ văn 7, tập một)
a) Phần trích trên thuộc văn bản nào đã học? Tác giả là ai?
b) Phần trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?
c) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích (chỉ rõ các từ, ngữ)? Cách sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?
2. (6 điểm): Cảm nghĩ của em về một người thân.
Advertisements (Quảng cáo)
1. a.
– Phần trích thuộc văn bản Mùa xuân của tôi
– Tác giả Vũ Bằng
b. – Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm
Advertisements (Quảng cáo)
– Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
c. – Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt
– Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.
2. * Dàn bài tham khảo:
a. Mở bài:
– Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
– Nêu cảm xúc ban đầu: yêu quý, kính trọng,…
b. Thân bài:
– Cảm xúc suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo.
– Cảm xúc suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử với nghề nghiệp và với mọi người.
– Cảm xúc suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn,…)
c. Kết bài: Cảm nghĩ, hứa hẹn trong tương lai