Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 1 lớp 7

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 7: Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ?

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 7. Mái trường đã để lại trong em bao kỉ niệm của tuổi học trò. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu ấy.

I- VĂN – TIẾNG VIỆT: (4đ)

   Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

  CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Advertisements (Quảng cáo)

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

1. Nhận biết

 Bài thơ trên của tác giả nào? Được làm theo thể thơ gì?(1đ)

Advertisements (Quảng cáo)

2. Nhận biết

Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ? (1.5đ)

3. Thông hiểu

Hai câu thơ cuối trong bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? (1đ)

4. Vận dụng

Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với từ: Trăng, nhà (0.5đ)

II-TẬP LÀM VĂN: (6đ) Vận dụng cao

   Mái trường đã để lại trong em bao kỉ niệm của tuổi học trò. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu ấy.

Câu

Nội dung

1

1.

Phương pháp: căn cứ bài Cảnh khuya

Cách giải:

– Bài thơ của tác giả Hồ Chí Minh.

– Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

2.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học

Cách giải:

– So sánh:  Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

– Điệp ngữ:    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

                     Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                     Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng của tác giả:

– Sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh vẽ của cảnh rừng Việt Bắc.

– Bác Hồ thao thức chưa ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc.

4.

Cách giải:

Từ Hán Việt đồng nghĩa với từ :

– Trăng – nguyệt

– Nhà – gia

2

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Về kỹ năng, hình thức:

– Học sinh viết đúng kiểu bài biểu cảm, biết kết hợp với tự sự, miêu tả nhằm gây hứng thú cho người đọc trong từng sự việc của câu chuyện, biết cách dẫn dắt câu chuyện mạch lạc.

– Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp.

2. Về nội dung:

a.MỞ BÀI:

– Giới thiệu khái quát về trường em

– Nêu khái quát tình cảm của em đối với mái trường

b. THÂN BÀI:

Biểu cảm về mái trường thân yêu của em thông qua miêu tả những hình ảnh cụ thể, sinh động: về cổng trường, hàng cây, sân trường, lớp học, bàn ghế…

– Biểu cảm về thầy cô, bạn bè qua miêu tả kết hợp kể chuyện để bộc lộ cảm xúc.

– Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về mái trường: mái trường gắn bó với em, em yêu mái trường, mái trường để lại biết bao kỉ niệm tuổi thơ, nơi chắp cánh cho em vào đời…

c. KẾT BÀI:

– Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ về mái trường thân yêu.

– Liên hệ thực tế bản thân, suy nghĩ về tương lai.

Advertisements (Quảng cáo)