Một số đề ôn tập cho kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 7 chọn lọc hay nhất trên Dethikiemtra.com
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Đề bài: Em đã có lần mắc khuyết điểm ( hoặc làm một việc tốt ) làm em nhớ mãi. Hãy kể lại câu chuyện ấy.
Đáp án + Biểu điểm:
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn
* MB: (1,5 điểm) ; TB: (7 điểm) ; KB: (1,5 điểm)
————————————————————————————————–
Đề bài: Loài cây em yêu.
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em.
Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.
Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu.
Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.
Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ.
Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng.
Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm…là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 – Tiết 42 – NH: 2015-2016
Mức độ
Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Thể thơ Đường luật.
|
– Biết được những điểm cơ bản của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
– Nhớ tên một số bài thơ của tác giả Việt Nam viết về thể thơ này. |
||||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu 2
Số điểm 2 20 % |
Số câu 2
Số điểm 2 20 % |
|||
Bài thơ: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch. | Thuộc bài thơ và biết ý nghĩa bài thơ. | ||||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu 2
Số điểm 3 30 % |
Số câu 2
Số điểm 3 30 % |
|||
Bài thơ: “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. | So sánh cụm từ ”ta với ta” trong hai bài thơ (về hình thức và nội dung, ý nghĩa biểu đạt. | ||||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu 1
Số điểm 2 20 % |
Số câu 1
Số điểm 2 20 % |
|||
Bài thơ:“Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. |
Qua bài thơ Bánh trôi nước, trình bày cảm nghĩ về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến. (một trong hai đề ở câu 4) | ||||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu 1
Số điểm 3 30 % (một trong hai đề ở câu 4) |
Số câu 1
Số điểm 3 30 % (một trong hai đề ở câu 4) |
|||
Ca dao, dân ca |
.
|
Phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao mình yêu thích. (một trong hai đề ở câu 4) | |||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu 1
Số điểm 3 30 % (một trong hai đề ở câu 4) |
Số câu 1
Số điểm 3 30 % (1 trong hai đề ở câu 4) |
|||
T.số câu
T. số điểm Tỉ lệ % |
Số câu 4
Số điểm 5 50 % |
Số câu 1
Số điểm 2 20 % |
Số câu 1
Số điểm 3 30 % |
Số câu 6
Số điểm 10 100 % |
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 – Tiết 42 – NH: 2015-2016
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Câu 1: (3 điểm) Chép lại theo trí nhớ phần dịch thơ bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch. Nêu ý nghĩa bài thơ.
Câu 2: (2 điểm)
a) Nêu những đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật về: nguồn gốc, số câu, số chữ trong một câu, cách gieo vần, những cặp câu đối trong bài thơ.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Kể tên 2 bài thơ (SGK Ngữ văn 7, tập 1) được tác giả Việt Nam viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (ghi rõ tên tác giả của từng bài).
Câu 3: (2 điểm) So sánh cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ: “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
Câu 4: (3 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
* Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy vở) phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao mà em yêu thích (trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1).
* Đề 2: Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy vở) phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 – Tiết 42 – NH: 2015-2016
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1
(3,0 đ) |
– Chép chính xác bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch.
– Nêu đúng ý nghĩa bài thơ. “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch. |
2 đ
1 đ |
Câu 2 (2,0 đ) |
a) Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
– Nguồn gốc: có từ đời Đường – Trung Quốc. – Có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. – Hiệp vần chân ở tiếng của các câu: 1 , 2 , 4 , 6 , 8. – Các cặp câu đối nhau: cặp 3 – 4 và cặp 5 – 6 . |
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ |
b) Hai bài thơ của nhà thơ Việt Nam viết theo thể thơ TNBC Đường luật:
– Bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. – Bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. |
0,5 đ 0,5 đ |
|
Câu 3 (2,0 đ) |
* So sánh cụm từ “ta với ta” HS trình bày được các ý cơ bản sau:
– Giống nhau về hình thức và cách phát âm và cả hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”. – Khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt: + Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của tác phẩm. Còn ở bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa chỉ hai người: chủ và khách – hai người bạn. + Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Ở bài Bạn đến chơi nhà cho thấy sự cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ. |
0,5 đ 0,75 đ 0,75 đ |
Câu 4 (3,0 đ) (Chọn một trong hai đề) |
* Đề 1: Viết được một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc, đúng giới hạn qui định, phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao mình yêu thích đã được học: Cảm xúc về nội dung và nghệ thuật mà tác giả dân gian thể hiện trong bài ca dao; bài ca dao đã để lại cho mình bài học gì. | |
* Đề 2: Yêu cầu cần đạt: Viết được một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc, đúng giới hạn qui định, trong đó dựa trên sự cảm nhận về bài thơ để trình bày những cảm nghĩ về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Thể hiện được 2 ý cơ bản sau:
– Thân phận: Chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời (Bảy nổi ba chìm với nước non). Số phận bị phụ thuộc không tự quyết định được cuộc đời (rắn/nát phụ thuộc vào tay kẻ nặn). Thân phận long đong, vinh nhục, sướng khổ của người PN trong xã hội PK, dù họ có tài hoa, xinh đẹp. – Phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ như thế nào vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. + Mặc dầu…mà vẫn : Khẳng định sự dứt khoát, có phần thách thức, kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. – Thái độ trân trọng cảm thương, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. * Biểu điểm : – Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên; văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung. – Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên; văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về mặt diễn đạt. – Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc. Bài còn sơ sài, mắc vài lỗi về mặt diễn đạt và chính tả. – Bài đi đúng hướng nhưng nội dung sơ sài, đoạn văn dài quá (hoặc ngắn quá) so với yêu cầu, văn chưa mạch lạc, mắc lỗi nhiều. – Lạc đề.
|
3 đ 2 g 2,5 đ 1 g 1,5 đ > 1 đ 0 đ
|
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7 – NH: 2015-2016
Câu 1: (3 điểm)
a) Về cấu tạo, câu rút gọn và câu đặc biệt có gì khác nhau ?
b) Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong lời thoại sau:
– Nam ơi ! Chiều nay có đi lao động không ? Bạn báo cho mình biết với nhé!
Câu 2: (3 điểm)
a) Nêu đặc điểm của trạng ngữ về mặt ý nghĩa và về hình thức ?
Advertisements (Quảng cáo)
b) Hãy chỉ ra trạng ngữ trong câu sau và cho biết đó là loại trạng ngữ gì ?
Để nuôi con cái lớn khôn, bố mẹ phải làm việc vất vả.
Câu 3: (2 điểm) Thêm trạng ngữ vào chỗ trống trong các câu sau. Cho biết trạng ngữ được thêm vào đó có tác dụng gì ?
a) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , chúng tôi lao động tổng vệ sinh sân trường.
b) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , nó bước vào lớp.
Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (từ 3 – 5 câu) tả cảnh thiên nhiên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt.
–Hết—
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7
Câu 1: a) – Câu đặc biệt không có cấu tạo theo mô hình CN – VN. (1 điểm)
– Câu rút gọn vốn là một câu bình thường nhưng bị rút gọn CN, VN hoặc cả CN lẫn VN, ta có thể phục hồi lại CN và VN của câu. (1 điểm)
b) Câu đặc biệt: Nam ơi ! (0,5 điểm) ; Câu rút gọn: Chiều nay có đi lao động không ? (0,5 điểm)
Câu 2: a) – Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc đã nêu trong câu. (1 điểm)
– Về hình thức : Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. Giữa trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. (1 điểm)
b) Trạng ngữ : Để nuôi con cái khôn lớn (0,5 điểm) ; trạng ngữ chỉ mục đích. (0,5 điểm)
Câu 3: Thêm đúng trạng ngữ vào mỗi câu (0,5 điểm)
Nêu được tác dụng của trạng ngữ được thêm vào ở mỗi câu (0,5 điểm)
a) Có thể thêm trạng ngữ chỉ thời gian.
b) Có thể thêm trạng ngữ chỉ cách thức.
Câu 4: Viết được một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc, đủ số câu qui định, đúng đề tài và trong đó có dùng ít nhất 1 câu đặc biệt (2 điểm).
Đề bài: Hãy chứng minh rằng rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người.
Đáp án + Biểu điểm:
Yêu cầu của đề bài, HS cần xác định được: Tầm quan trọng, lợi ích to lớn của rừng đối với cuộc sống của con người; sự ưu đãi của thiên nhiên đối với con người.
- Vấn đề cần chứng minh: rừng có nhiều lợi ích lớn lao đối với con người; rừng bảo vệ cuộc sống của con người.
- Bài viết cần cho người đọc thấy được giá trị lớn lao của rừng trong đời sống. Con người cần có ý thức bảo vệ và phát triển rừng.
Yêu cầu về bố cục bài văn:
1) MB:: (2 điểm ) Nêu luận điểm cần được chứng minh: Rừng rất quan trọng đối với cuộc sống con người, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho con người.
2) TB:: ( 6 điểm )
– Rừng mang lại nguồn lợi kinh tế lớn lao, sản phẩm của rừng rất phong phú. (nêu dẫn chứng: thực vật, động vật, những cây thuốc quý, khoáng sản,…)
– Rừng đem lại lợi ích cho môi trường sống: rừng điều hòa thời tiết, khí hậu, thanh lọc không khí (nêu dẫn chứng: Rừng là lá phổi xanh, chuyển đổi thán khí thành dưỡng khí cho người và động vật. Rừng xanh điều hòa thời tiết, khí hậu, chắn gió, giữ nước, làm thay đổi nhiệt độ. Rừng là cơ sở nghiên cứu của nhiều ngành KH; nguồn cảm hứng sáng tạo VH, NT; là nơi tham quan, du lịch. Rừng là nơi gắn bó, che chở cho bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ…)
– Con người cần bảo vệ rừng, không khai thác rừng bừa bãi, phải tiếp tục trồng rừng.
3) KB:: ( 2 điểm )
– Rừng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho con người. Phá hoại rừng là hủy hoại cuộc sống của chúng ta.
– Thái độ đối với việc phá rừng bừa bãi, với việc tích cực vận động tham gia trồng cây gây rừng.
Yêu cầu về hình thức:
– Đúng thể loại, ý mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, rõ ràng.
– Viết câu, chính tả đúng, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.