Trang Chủ Lớp 12 Đề kiểm tra 15 phút lớp 12

Đề kiểm tra 15 phút môn Lý lớp 12 Chương 3: Roto phải quay với tốc độ bằng bao nhiêu để dòng điện nó phát ra có tần số 50Hz?

Điện áp tức thời giữa hai đầu một đoạn mạch là \(u = 220cos100\pi t\,(V).\)  Thời điểm gần nhất kể từ lúc t = 0, điện áp tức thời đạt giá trị 110V là bao nhiêu? … trong Đề kiểm tra 15 phút môn Lý lớp 12 Chương 3. Tham khảo chi tiết đề và đáp án dưới đây

(mỗi câu 1đ)

1. Một dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz. Trong mỗi giây, dòng điện đổi chiều:

A.50 lần                      B.150 lần

C.100 lần                     D.200 lần

2. Điện áp tức thời giữa hai đầu một đoạn mạch là \(u = 220cos100\pi t\,(V).\)  Thời điểm gần nhất kể từ lúc t = 0, điện áp tức thời đạt giá trị 110V là:

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{1}{{600}}s\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{1}{{100}}s\\C.0,02s\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{1}{{300}}s\end{array}\)

3. Một máy phát điện xoay chiều (kiểu cảm ứng) có 6 cặp cực. Rôt phải quay với tốc độ bằng bao nhiêu để dòng điện nó phát ra có tần số 50Hz?

A.n = 500 vòng/phút

B.n = 500 vòng/phút

C.n = 750 vòng/phút

D. n = 1000 vòng/ phút

4. Trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, nếu ZL > ZC thì pha của cường độ dòng điện I chạy trong mạch so với pha của điện áp u giữa hai đầu đoạn mạch là:

A.sớm hơn                  B.trễ hơn

C.cùng pha                  D.ngược pha

5. Một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều có tần số f. Nếu tăng L lên 2 lần, giảm f đi 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm sẽ

A.giảm 4 lần

B.tăng 4 lần

Advertisements (Quảng cáo)

C.giảm 2 lần

D.tăng 2 lần.

6. Một tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ – 4}}}}{\pi }F\)  vào điện áp xoay chiều có tần số f = 50Hz thì dung kháng của tụ điện là:

\(\begin{array}{l}A.50\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.100\Omega \\C.0,01\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.1\Omega \end{array}\)

7. Một đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R = 100\Omega \)  mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \dfrac{1}{\pi }H.\)  Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u = 200cos(100\pi t)\,(V).\)  Công suất tiêu thụ của mạch điện là:

\(\begin{array}{l}A.200\sqrt 2 {\rm{W}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.200W\\C.100W\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.50W\end{array}\)

8. Một đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R = 100\Omega \)  mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ – 4}}}}{\pi }F.\)  Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều \(u = 200cos(100\pi t)\,(V).\)  Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là:

\(\begin{array}{l}A.1,2\sqrt 2 A\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.1A\\C.2A\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\sqrt 2 A\end{array}\)

9. Cho đoạn mạch xoay chiều gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp với R thay đổi được, cuộn cảm thuần có cảm kháng \({Z_L} = 15\Omega ,\)  tụ điện có điện dung \({Z_C} = 4\Omega ,\)  điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch là \(12\sqrt 2 cos100\pi t\,(V).\)  Công suất tiêu thụ điện của mạch cực đại khi R bằng:

\(\begin{array}{l}A.11\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.6\Omega \\C.2\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.14\Omega \end{array}\)

1.0: Cho đoạn mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết điện trở R không thay đổi, hệ số tự cảm \(L = \dfrac{{0,5}}{\pi }H,\)  tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp ổn định có biểu thức: \(u = 200\sqrt 2 cos(100\pi t)\,(V).\)  Giá trị của C để công suất tiêu thụ trong mạch đạt cực đại là:

Advertisements (Quảng cáo)

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{0,1}}{\pi }F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{{{10}^{ – 2}}}}{\pi }F\\C.\dfrac{{{{10}^{ – 3}}}}{\pi }F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{{{{2.10}^{ – 4}}}}{\pi }F.\end{array}\)


Đáp án

1

2

3

4

5

C

D

A

B

C

6

7

8

9

10

B

C

B

A

D

Giải chi tiết

1. C

2. D

3. A

4. B

5. C

6. B

7. C

\(\begin{array}{l}Z = \sqrt {{R^2} + {{(\omega L)}^2}}  \\\;\;\;\,= \sqrt {{{100}^2} + {{100}^2}}  = 100\sqrt 2 \Omega \\ \Rightarrow I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{{200}}{{\sqrt 2 .100\sqrt 2 }} = 1A\end{array}\)

Công suất tiêu thụ của mạch điện là: P = RI= 100.1 = 100W.

8. B

\(\begin{array}{l}Z = \sqrt {{R^2} + \dfrac{1}{{{{(\omega C)}^2}}}}\\\;\;\;  = \sqrt {{{100}^2} + {{100}^2}}  = 100\sqrt 2 \Omega \\ \Rightarrow I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{{200}}{{\sqrt 2 .100\sqrt 2 }} = 1A\end{array}\)

9. A

\(P = R{I^2} = R\dfrac{{{U^2}}}{{{R^2} + ({Z_L} – {Z_C})}}\)\(\, = \dfrac{{{U^2}}}{{R + \dfrac{{{{({Z_L} – {Z_C})}^2}}}{R}}}\)

Ta nhận thấy biểu thức ở mẫu số là tổng của hai số dương, theo Cô-si

\(R + \dfrac{{{{({Z_L} – {Z_C})}^2}}}{R} \ge 2|{Z_L} – {Z_C}|.\)

Dấu “=” xảy ra khi: \(R = |{Z_L} – {Z_C}| = 11\Omega \)

1.0: D

\(P = R{I^2},\)  do đó \({P_{max}}\) khi Imax mà \(I = \dfrac{U}{{\sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} }}\)

Vậy Imax khi \({Z_L} = {Z_C} \Rightarrow \omega L = \dfrac{1}{{\omega C}}\)

\(\Rightarrow C = \dfrac{1}{{\omega {L^2}}} = \dfrac{1}{{{{(100\pi )}^2}\dfrac{{0,5}}{\pi }}}\)\(\, = \dfrac{{{{2.10}^{ – 4}}}}{\pi }F\)

Advertisements (Quảng cáo)