A .TRẮC NGHIỆM.
1. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?
A. Q = mc∆t, với ∆t là độ giảm nhiệt độ
B. Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ
C. Q = mc(t\(_1\) – t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật
D. Q = mc(t\(_1\) + t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật
2. Hình sau vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng m \(_a\) > m\(_b\) > m\(_c\) . Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường chung quanh thì trường hợp nào dưới đây là đúng
A.Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.
B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c đường III ứng với vật b.
C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a.
D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.
Advertisements (Quảng cáo)
3. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật?
A. Q = mc(t\(_2\) – t\(_1\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
B. Q = mc(t\(_1\) – t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2)( là nhiệt độ cuối của vật.
C. Q = mc(t\(_1\) +t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
D. Q = mc∆t, với ∆t độ tăng nhiệt độ của vật.
Advertisements (Quảng cáo)
4. Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn họp nước là 20°C. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu?
A. 50°C B. 60°C.
C. 70°C D. 80°C
5. Khối nước và khối đất riêng biệt cùng khối lượng. Biết nhiệt dung riêng của nước và đất lần lượt là c\(_n\) = 4200 J/kgK và c\(_d\) = 800 J/kgK. Để hai khối này có độ tăng nhiệt độ như nhau thì phải cung cấp nhiệt lượng cho nước nhiều gấp bao nhiêu lần so với nhiệt lượng cung cấp cho đất ?
A.2,25 B.4,25.
C. 5,25 D. 6,25
B. TỰ LUẬN
6. Người ta đổ l kg nước sôi vào 2kg nước ở nhiệt độ 25°C. Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cùa nước là 45°C. Tính nhiệt lượng mà nước đã tỏa ra môi trường ngoài?
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
C |
B |
A |
C |
6. Nhiệt lượng nước nóng tỏa ra là: \(Q_\text{tỏa} = c.m_1 (t^o-t_1^o ) = c (100 – t^o)\)
Nhiệt lượng nước lạnh thu vào là: \(Q_{thu} = c.m_2 (t_2 -t_1 ) = 2c (t^o-25).\)
Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
\(Q_{thu} = Q_\text{tỏa} \)
\(\Rightarrow c (100 -t^o) = 2c (t^o- 25)\)
\(\Rightarrow t^o= 50^oC.\)
Độ chênh lệch nhiệt độ so với thực tế: 5°C.
Nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài là: \(Q = c.5.(m_1 + m_2 ) = 63000\;J.\)